Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Xã Huống Thượng-Những người con Trí tuệ ( tiêp theo )

Gia tài của bố_ Những người con trí tuệ ( tiếp theo )

Category: Tâm lí giáo dục, Tag: Gia tài của bốHuống Thượng quê
10/24/2012 08:18 am
* Huống Thượng quê hương tôi ( 1/ Vị trí địa lý, 2/ Dân cư xã hội, 3/ Giao thông thủy lợi, 4/ Văn hóa tâm linh, 5/ Văn hóa giáo dục, 6/ Những người con hiếu học, 7/ Những người con trí tuệ, 8/ Những người con quang vinh )...

---Những người con trí tuệ ( tiếp theo )
   Trong kháng chiến chống Pháp ( 1946-1955 ), ty giáo dục mở trại hè bồi dưỡng tư tưởng chính trị và nghiệp vụ cho giáo viên toàn tỉnh . Trại giáo dục thu đông 1946 mở tại xã Bá Sơn, huyện Phú Lương, bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học về giảng dạy chuyên môn và tư tưởng chính trị, do trưởng ty là cụ Đỗ Ngọc và cụ Đào Trọng Dậu hướng dẫn, một bài thơ trong báo đặc san của trại giáo dục :
   A, ta nhớ Bá Sơn bên đồi dòng suối mát
   Nhớ Bá Sơn bát ngát núi cùng ngàn
   Đem về đây tô điểm cho giang san
   Trại giáo dục của đoàn quân văn hóa
   Ta đoái tưởng nhớ bên bờ khe đá
   Tiếng ca vang như muốn xé trời mây
   Nhớ làng văn đem tư tưởng đắp xây
   Nền giáo dục của ngày mai tươi sáng.
  -Năm 1953, tỉnh mở lớp chỉnh huấn cho cán bộ, công nhân viên khóa I, chỉnh đảng khóa II, các giáo viên trong trường được Ty giáo dục cử lần lượt đi học .
  -Chiến thắng quân Pháp ở Việt Bắc, thu đông năm 1947; Ngày mồng 7 tháng 10 năm đó, Pháp nhảy dù xuống Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên ( tại Đồng Bẩm, Làng Sòng, Làng Ngò, Cổ Lũng, Phấn Mễ... ), sau chiến sự xảy ra, các giáo viên được họp và nghe thời sự, trấn an tư tưởng, nâng cao ý chí chiến đấu. Chiến thắng biên giới Việt Trung năm 1950 ( Đông Khê 16/9/1950 ), kết thúc ngày 17 tháng 10 năm 1950. Tư tưởng cách mạng lại được nâng cao .
  -Ngày 29 tháng 9 năm 1950, Pháp lại nhảy dù xuống Thái Nguyên ( tại sân bay Đồng Bẩm ), đến 10 tháng 10 thì rút khỏi thị xã, khai thông đường số 3, đón cánh quân ở thị xã Bắc Kạn về Cầu Đuống. Xã Đồng Tiến ( Huống Thượng ), cũng như trường học bị 2 lần giặc tràn qua bắn giết, đốt phá, như nhà của cụ Nguyễn Văn Hợp ở xóm Huống Trung vào năm 1947, người bị bắt như ông Lộc, ông Ki..., bắn chết ông phó Hai, ông Phúc, anh Đoan, anh Thái, anh Bấc....Pháp đi rồi, lớp học lại tiến hành bình thường .
  -Sau chiến dịch trung du tháng 1 năm 1951, Hà Nam Ninh tháng 5 năm 1951; Việt Minh phá địch ở đường số 6, sông Đà và đồng bằng Bắc Bộ phá Tề....Thu Đông 1952, Việt Minh giải phóng miền Tây Bắc, thắng lợi về chính trị, đại hội đại biểu Đảng lao động Việt Nam họp, thành lập khối liên minh Việt-Miên-Lào, lập ngân hàng, tiêu tiền mới, trao đổi mậu dịch, chính sách công-nông-lâm-thương được thi hành .Trong vấn đề lịch sử đất nước như vậy, giáo dục nói chung, giáo dục xã Huống Thượng ngày càng được củng cố và phát triển. Văn hóa-giáo dục, các con em được tuyển lựa và gửi ra nước ngoài học tập, đào tạo nghề .
  Trong không khí thắng lợi ấy, xã Đồng Tiến cũng được mở trường cấp II từ năm học 1953-1954-1955, đã có tới 5 lớp với 225 học sinh, hiệu trưởng là ông Nguyễn Đình Đại, giáo viên như ông Phạm Văn Tường, ông Nguyễn Văn Phúc. Cấp I, ba phân trường dạy lớp ghép ( 1 phân trường Huống Thượng dạy tách lớp ), tổng số học sinh đã có tới 350 học sinh.Như vậy trường cấp I, II đã lên tới 15 lớp với 575 học sinh.
  -Đông-Xuân năm 1953-1954, Pháp xây dựng căn cứ quân sự lòng chảo Điện Biên, tháng 5 năm 1954 Việt Minh giải phóng Điện Biên Phủ, hòa bình được lập lại, giới tuyến 17 tạm thời được ký kết, Pháp rút khỏi Hải Phòng ngày 19 tháng 5 năm 1954. Tinh thần học tập của con em nhân dân trong xã Huống Thượng lại hồ hởi, phấn khởi hơn bao giờ hết.Trường Đồng Tiến ( Huống Thượng ), ngay năm học 1953-1954 còn hai phân trường dạy lớp ghép, một phân trường dạy tách lớp, có 12 lớp với 400 học sinh.
  -Năm 1955-1957, đi vào khôi phục kinh tế, củng cố chính quyền, các đoàn thể đi vào hoạt động như : Ca, kịch, múa, hát ....học sinh trong trường học cũng nô nức phấn khởi học tập và ca múa hát do các thày cô hướng dẫn. Thời gian này ông giáo Thụ làm Hiệu Trưởng, các lớp học sơ tán được tập trung về đồi chùa Kim Hoa, và còn vận động được cụ sư Đàm Hinh ở chùa Phú Nông ủng hộ nhà trường dựng cho 1 lớp học. Sau đó cắt phân trường Linh Sơn thành lập trường mới. Lớp học tại Huống có 14 lớp với 450 học sinh, các thày cô giáo cũng được tăng thêm .
  -Bình dân học vụ và bổ túc văn hóa ở các xóm, mọi người tham gia đông vui, các giáo viên xuống các xóm tham gia công tác hoặc người có năng lực kiến thức tham gia giảng dạy tại chỗ .
  -Phong trào tổ đổi công, hợp tác xã ( HTX ) được xây dựng cũng làm đà cho sự phát triển giáo dục trong xã, người lớn đi học, trẻ con đi học, mọi người đua nhau đi học, tổ giữ trẻ, lớp mẫu giáo, lớp vỡ lòng được mở ra ngay tại các xóm, HTX trả lương bằng công điểm, thóc, thực phẩm....
  Mở đầu cho kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đất nước với hai nhiệm vụ, hai chiến lược, những con người xã Huống Thượng chuyển sang giai đoạn mới.
( tư liệu : Gia tài của bố-Dương Đức Nguyên, nguyên trong ban chỉ đạo giáo dục từ 1945 và là giáo viên của huyện Đồng Hỉ, Huống Thượng )
  Chỉnh biên : Dương Đức Cảnh Doanh-huyền huyền tôn tộc Dương Linh Thông,Huống Thượng, Đồng Hỉ, Thái Nguyên

Năm Canh Dần ( 2010 )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét