Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Xã Huống Thượng - Giao thông & Thủy lợi

Huống Thượng Quê Hương Tôi _ Giao thông, thủy lợi

Category: Giáo dục nhân văn, Tag: Huống Thượng Quê Hương TôiGia,Thủy lợiTộc DươngCảnh Doanh
10/06/2012 06:03 pm
3/ Giao thông & Thủy lợi
     Xưa kia muốn tới được đất Linh Thông, Huống Thượng, người cổ ngược xuôi bằng cách du thuyền từ miền Phả Lại, sông Lục Đầu, ngược dòng Như Nguyệt trên sông Cái tới vùng miền Cam Giá, Đồng Tâm và tìm cách leo vượt nhiều thác ghềnh ở Huống Thượng đến cắm sào neo đậu môm Đồng Mô, phường Trưng Vương thành phố Thái Nguyên ngày nay .
     Cùng với đường thủy là đường bộ từ Bắc Ninh, Bắc Giang men theo sông Câu ( Cầu, Cái ) mà đi lên . Từ khi thực dân Pháp đắp đập Ba-Da ở thác ghềnh Chảo và đập đá Chằng ( Đá Gân ), đào sông, đắp máng dài 52,5 km, hoàn thành đợt đầu vào năm 1929 và hoàn tất vào năm 1938, tưới nước cho vùng lúa Phủ Bình ( Thái Nguyên ), lúa Bắc Giang thì hệ thống đường mòn này biến đổi. Hàng hóa được chuyên chở bằng thuyền trên sông đào, qua các âu thuyền rồi vào Huống Thượng, lên trung tâm chợ Thái tại bến Tượng, Trại Ngựa và Bến Oánh .
     Ngày nay xã Huống Thương có 3 tuyến chính :
- Thứ nhất từ trung tâm thành phố Thái Nguyên qua xóm Giang 2 km về phía Đông đến bến đò Bầu-Trám ( nay đã có cầu treo tải trọng nhẹ ) đến Đền Rắn ( đất Văn Chỉ xưa ), đi chùa o, qua sông đào ( nay đã có cầu treo tải trọng nhỏ ), lên đê đi thác đá Chằng ( đập Đá Gân, kè Đá Gân ), cống 10 cửa đi Phủ Bình, đoạn trong xã hơn 2 km .
- Thứ hai từ ngã ba Đền Rắn xóm Hóc, qua xóm Đảng, Gò Chè, Đầm Linh, Đầm Diềm, Ngòi Con, đập Ngòi Chẹo đi Nam Ký, Mỹ Lập, Hòa Khê, Đèo Nhâu, Đèo Vang, sang Tràng Xá thuộc huyện Vũ Nhan ( đoạn trong xã 2 km ).
- Thứ ba từ xóm Bầu-Trám qua Huống Trung, đi đồng Giăng, Linh Nhan, dốc cầu Bò Đái đến Ma Hiên ( La Hiên ), Lâu Thượng ( đoạn trong xã hơn 1 km . Nhưng cổ xưa nhất là từ đền Rắn Văn Chỉ qua đồng Sộp ( Đồng Mới, làng khách ), làng Đông, Đồng Voi ( Đầm voi ), Đồng Trận ( đồng mả ngụy ), núi Đột ( Hột ) đi Vũ Nhan .
     Đặc điểm của những lộ xưa là lối mòn xuyên sơn, chuyên chở bằng người, ngựa, xe quyệt... .Ngày nay ( 2010 ) Huống Thượng, trục xuyên tâm đã được trải nhựa từ đầu cầu treo Huống đi Ngòi Con vào tỉnh lộ đi Bố Hạ-Kép, dài 4 km; Các nhánh vào 10 xóm được bê tông hóa. Ở thế kỷ 18, 19, Huống Thượng là một trung tâm giao lưu văn hóa giữa vùng miền rừng núi Việt Bắc với vùng miền đồng bằng Phả Lại, Hải Dương, theo sau tỉnh lỵ chuyển dịch về Đồng Mô ( Đồng Mỗ ), trung tâm là phường Trưng Vương thành phố Thái Nguyên bây giờ .
     Khi có phong trào HTX nông nghiệp vào thập niên 1960, giao thông, thủy lợi được đẩy mạnh, mương máng nội đồng, ao hồ được chú trọng, phát triển .Trạm bơm lớn ở xóm Huống Trung, xóm Bầu-Trám, xóm Già, xóm Sộp, xóm Gò Chè đi vào hoạt động tưới cho những cánh đồng lúa và hoa màu tươi tốt trong năm .Sau này thêm máng nổi vào cánh đồng gò,dộc làng Thông cùng với hệ thống ao, hồ lớn nhỏ trong xóm tưới cho hai vụ lúa xanh tươi, đời sống người dân được nâng cao .
     Đặc biệt ở làng Thông có Hồ Sen của dòng tộc Dương từ thế kỷ 17, rộng 1 mẫu 8 sào do cha con ông Tự Pháp Nghiêm , Tự Phúc Hòa tạo dựng làm cảnh quan cho làng, thả cá, tưới nước cho lúa và hoa màu . Tôi yêu quê tôi từ cái ao làng thủa nhỏ chăn trâu và nhớ về Tổ tiên làng xã là vậy .
     Biên tập : Dương Đức Cảnh Doanh ( SG Tết Canh Dần 2010-2011 )
             

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét