Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Xã Huống Thượng - Giáo dục - Những người con hiếu học ( tiếp theo )

Huống Thượng Quê Hương Tôi _ Những người con hiếu học ( tiếp theo )

Category: Tâm lí giáo dục, Tag: Huống Thượng Quê Hương Tôi_Gi,Thái Nguyên
10/19/2012 07:22 am
   6/ Những con người hiếu học-Gia tài của bố ( tiếp theo )
    -Năm học 1934-1935, cụ giáo Trần Văn Hảo ở xã Phủ Liễn về dạy thay cụ Xuân đổi đi nơi khác, cụ thọ tới hơn 90 tuổi . Học sinh thời gian này như ông : Dương Trọng Gia, Dương Văn Bẩy, Tạ Văn Tuân, Lê Quang Trà, Lê Quang Vinh, Trương Minh Quế, Trần Văn Kỳ, Đăng Đình Huyên, Dương Văn Dậu, Nguyễn Văn Hoạt, Nguyễn Văn Quế ....
    -Phong trào học tập ngày một giảm, lụt lội mất mùa liên tục . Từ năm 1935-1936 đến năm 1941 không còn trường học, học sinh muốn đi học phải lên trường tiểu học Pháp-Việt ở thị xã Thái Nguyên . Học sinh ở trường tỉnh có các ông như : Lê Chung Chấn, Dương Văn Tuất, Dương Ngọc Thụ, Dương Văn Dậu, Dương Đức Nguyên, Trần Văn Khuê, Dương Liên Trí ....
   Xã Huống Thượng không còn trường học công, con em muốn đi học phải vào các trường lớp dạy tư tại xóm, những học sinh học chữ Quốc ngữ thì đến trường tư của ông Đội Bang ở xóm Bầu hay cụ Thụ ở xóm Khấu . Học sinh thích học chữ Hán thì đến nhà cụ Lý Trọng ở xóm Bầu, cụ Chánh Bỉnh ở xóm Thông và còn nhiều lớp tư thục ở các xóm khác trong xã Huống .
   Nhà nước bảo hộ đã đáp ứng phần nào nhu cầu của nhân dân Việt Nam nói chung, Thái Nguyên nói riêng. Năm 1941-1942, có cho mở trường hương học phổ thông ở các tỉnh ; Thái Nguyên là một trong các tỉnh mở trường hương học tại các xã , xã nhõ ít học sinh thì liên xã có một trường, xã lớn có đủ 40 đến 50 học sinh thì mở một trường . Nhà nước và nhân dân địa phương cùng xây dựng, giáo viên hưởng lương công quỹ của tỉnh .
   Xã Huống Thượng lúc bấy giờ cử ông Nguyễn Danh Bảng ra tỉnh học sư phạm ( Sở thanh kiểm tiểu học là ông Trần Ngọc Quang, quan kiểm học mở lớp bồi dưỡng giáo viên ), sau khi mãn khóa về xã dạy trường tiểu học Pháp-Việt bán cấp, chủ yếu học Quốc ngữ, không bắt buộc học sinh phải học tiếng Pháp, để thi hết cấp số học sinh tối đa là 50 học sinh trở lại, giáo viên dạy ghép lớp đồng ấu, dự bị, sơ đẳng, học sinh lúc đó có anh Phong, anh Cảnh, anh Sạ, anh Chí ....Hết năm học 1945 nhà trường nghỉ học, tiếp là 19 tháng 8 năm 1945 cách mạng Việt Minh đảo chính, lập chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tới năm 1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh học quốc ngữ trên cả nước và cùng đồng thời cuộc kháng chiến chống Pháp tái chiếm Đông Dương diễn ra, thày trò phải sơ tán, học tập trong cảnh có chiến tranh, hòa bình trở lại , năm 1954,Thày trò lại tập trung , trường lớp lại được củng cố, học tập tiếp tục phát triển .
   Chỉnh biên : Dương Đức Cảnh Doanh ( tư liệu : Dương Đức Nguyên, nguyên giáo viên của tỉnh ).
   
 Năm Canh Dần ( 2010 )


Kính mời các bạn xem hình ảnh ở địa chỉ : WWW.Youtube.com/canhdoanh, để rõ thêm về Huống Thượng, cảm ơn !  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét