Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Yêu người bao nhiêu, yêu nghề bấy nhiêu


Tập thể anh chị em giáo viên, những người bạn đồng nghiệp đã gắn bó bên nhau từ những ngày đầu thống nhất đất nước, từ trường học Minh Đức rồi Đồng Khởi, Q1 .  

Miền quê yêu thương -Thái Nguyên


Ba bố con ngày về thăm quê nội, quê cha đất tổ : Làng Thông, xã Huống Thượng, huyện Đồng Hỉ, tỉnh Thái Nguyên và du lịch tại Hồ Núi Cốc-nơi xứ trà Tân Cương đất Thái .

Tự nguyện


Một thời gắn bó với phong trào học sinh, sinh viên ở cả hai miền Nam và Bắc đấu tranh cho hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ Tổ Quốc việt Nam Thống Nhất .

Trên đường chúng ta đi


Một thời gắn bó với tuổi học trò, ngày còn là học sinh, sinh viên Trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội

Chùm ảnh kỷ niệm ' Một thời để nhớ '

Hoa Hoa

Dương Phương Nam cùng các bạn học ở tr Nguyễn Thái Bình, Quận 1,tp HCM

Tại nơi quê cha đất tổ : Làng Thông, Huống Thượng, Đồng Hỉ, Thái Nguyên

Chùm ảnh nghệ đẹp ( Một thời để nhớ )

Nóng bỏng ( Mũi Né )

Làm đồng ban trưa

Đói

Em tôi

Chùm ảnh đẹp làm ' Một thời kỷ niệm '

Đập Ba-Đa Thái Nguyên ( sửa lại 1951 )
Dương Thị Phương Nam múa khi ở nhà trẻ


Cô Hằng cùng trò trong lớp chủ nhiệm ( Đức Trí )

Ngày ở Trường Sơn ( 1972-1973 )

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Bụi phấn - Đồng Khởi


Thày và Trò của ' một thời để nhớ ' dưới mái Trường THCS Đồng Khởi, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh ; Nay không biết còn em nào nhận biết ra mình nữa không ? !  

Cầu Dây Bến Huống - Đồng Hỉ - Thái Nguyên


Đò xưa bến cũ còn đây,
Sang sông không phải lụy đò như xưa,
Bây giờ đã có cầu dây,
Cho Tình bên ấy sang chơi bên này .
( Quý Tỵ - 2013 )

Tịnh Tâm - Kinh Phật

 Xưa kia các cụ tổ tông tộc Dương Làng Thông, Huống Thượng  nhà tôi cũng lấy kinh cứu khổ làm chuyện giải thoát cho đời, ngày nay con cháu xác nhận khổ hay không là do tất cả tại mình tạo ra ! Để giải thoát cái đắng cay chẳng còn biết dựa vào ai ! Trời cao đất rộng bao la, Biết ai thấu hiểu thói đời trầm luân ! Phật Bà trăn mắt nghìn tay, Cũng sao thấu nổi lòng này của con !

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Lễ Hội Chùa Hang - Thái Nguyên



Lễ Hội Chùa Hang

( Sự tích Chùa Hang - Đồng Bẩm - Thái Nguyên )
Đã chùa sao lại là hang,
Đã hang sao lại còn mang tên chùa ?
Thưa rằng truyền thuyết ngày xưa,
Gọi Tiên Nữ Động nên Chùa lại Hang ( 1 )
Chuyện kể rằng :
Một đêm gió mát trăng trong,
Bẩy nàng tiên xuống giếng Rồng tắm chơi ( 2 )
Bỗng nghe tiếng sáo một người,
Tiều phu đốn củi oán trời than thân,
***
Nàng Tiên thứ bảy tần ngần,
Cùng chàng kết nghĩa Châu Trần Phượng Loan,
Tin thời động tới Ngọc Hoàng,
Trận lôi đình hóa thành hang núi này,
***
Tục truyền từ bấy đến nay,
Tháng giêng lễ hội vào ngày hai mươi,
Đón chào du khách mọi nơi,
Vui Xuân trẩy hội thăm chơi chùa này .
17-6-1995
Nguyễn Sơn Oanh
------------------------------
( 1 ) Một giếng gần chùa có nguồn nước phun quanh năm, nhân dân gọi là Giếng Mắt Rồng  .
( 2 )Thơ của Cao Bá Quát khi thăm hang này ghi ở vách đá Chùa Hang " Tiên Nữ Động "
Ai về Huống Thượng quê tôi,
Ngược lên Đồng Bẩm vào chơi thăm chùa .
Dương Đức Cảnh Doanh ( Canh Dần - 2010 )

Rộn ràng tình quê Cửu Long Giang



Quê em sông nước mênh mông,
Đi thuyền không sợ vào ghe càng mừng ,
Quê anh mãi tận sông Hồng,
Về  Miền Tây  nước chín rồng càng yêu .

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Một thời để nhớ - Đức Trí, Q1

Sài Gòn ai bảo không thương,

Hãy đi đến đó sẽ vương tơ lòng

Hình ảnh ghi nhanh trong ngày 20-11-2012, vui bên nhau để rồi cho một ngày mai công việc tốt hơn, cuộc sống vui hơn, hạnh phúc hơn !

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Cây Trúc xinh & Tiếng sáo Mông


Trúc xinh trúc mọc bên Đình,
Em xinh em đứng một mình cũng xinh .
Đêm trăng sáo gọi vang rừng,
Khe sâu nước chảy rì rầm thâu đêm,
Vầng trăng xế ngả đầu non,
Sáo ai vẫn vọng trong lòng uyên ương .
Xuân Quý Tỵ ( 2013 )

Lá Diêu Bông ( không lời )


Tết Xuân con ở lại nhà,
Tượng tô cho đẹp bày đồ con chơi,
Bao giờ có bé cho chơi,
Tượng xưa mẹ vẽ con thời biết không !
( Thành quả của con gái )
Xuân Quý Tỵ - 2013

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Phố Tôi

Sinh hoạt tất niên của hẻm 74
Khu phố V, Tân Thành, Tân Phú, tp Hồ Chí Minh
( Điệu hò lơ, dân ca Bắc bộ, cùng hò vui )

Phố Tôi

Ai qua lối hẻm bảy tư,
Đường thông hè thoáng còn gì vui hơn,
Thuận tình họ biết bảo nhau,
Giữ gìn trật tự an ninh yên bình .
***
Ai ơi qua lối hẻm này,
Giúp em xếp vải dệt may tháng ngày,
Thuận tình em trả công cho,
Nâng khăn sửa túi đẹp vừa lòng nhau .
***
Xuân về đẹp quá mình ơi,
Mai vàng, Lan tím sắc Xuân đầy nhà,
Chúc anh, chúc chị, chúc bà,
Chúc sang năm mới thuận đà đi lên !
Xuân Quý Tỵ ( 2013 )
( tác giả : Dương Dức Cảnh Doanh )

Lễ hội Làng Thông


Con cháu tộc Dương xóm Thông ( Linh Tùng xưa ) làm lễ khánh thành nhà văn hóa và ra mắt câu lạc bộ văn nghệ ( Con cháu đời thứ 10 + 11 + 12 ) xóm Thông, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Hỉ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam .

Lễ hội Làng Thông


 Con cháu tộc Dương làm lễ khánh thành nhà văn hóa và ra mắt câu lạc bộ văn nghệ ( Văn hóa tộc Dương ở đời thứ 10 + 11 + 12 ), xóm Thông, xã Huống Thượng, huyện Đồng Hỉ, tỉnh Thái Nguyên, quốc gia Việt Nam . 

Lễ hội ở Làng Thông

Dù ai ra Bắc vào Nam,
Sang Miên, sang Thái, sang Lào đi đâu,
Dù cho ngụ tận nơi nào,
Nhớ ngày giỗ Tổ rủ nhau mà về ! 
( Quốc Tổ , Đình Tổ và Gia Tổ )


Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Tâm sự cuối năm - Chiến hữu tặng

Tâm sự cuối năm

Category: , Tag: Thơ tặng bạnĐặng Quang Quỳnh
01/14/2012 11:06 pm
                     Tâm sự
                                     ( Bài thơ tặng )
                            Đầu năm bạn tới thăm nhà
                            Vừa là đồng đội, vừa là đồng hương
                            Khúc nhôi hai đứa tỏ tường
                            Cùng nhau cái cảnh " đoạn trường sầu bi"
                            Cơn lành, canh ngọt mấy khi
                            Nhịn như cơm sống, cũng vì các con
                            Hai thằng lính, một nguồn cơn
                            Gặp người sửa túi ghen hờn gớm ghê
                            Cùng là một chốn đi về
                            Mà sao chỉ thấy bốn bề lạnh tanh
                            Mong sao có vợ đồng hành
                            Xế chiều hương lửa mới thành tri âm
                            Ở đời cần nhất chữ Tâm
                            Mới mong có được sắt cầm bên nhau
                            Ham chi danh lợi, sang giàu
                            Se sua quần áo, nhà lầu, xe hơi
                            Biết bao dục vọng trên đời
                            Sân si cám dỗ hỡi người hiền lương
                            Đôi lời gửi bạn thân thương
                            Nhấp chung ly rượu " đời thường " đầu xuân.
                                                           Đặng Quang Quỳnh
                                                               tp Hồ Chí Minh
  

Giao lưu văn nghệ của xóm Thông

                                 Đêm giao lưu văn nghệ mừng khánh thành nhà văn hóa xóm Thông

Giao lưu văn nghệ của xóm Thông


                             Đêm giao lưu văn nghệ mừng khánh thành nhà văn hóa xóm Thông

Giao lưu văn nghệ của xóm Thông


 Đêm giao lưu văn nghệ chúc mừng khánh thành nhà văn hóa xóm Thông

Giao lưu văn nghệ của xóm Thông


                            
      Đêm văn nghệ chào mừng khánh thành nhà văn hóa xóm Thông 

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Gia phả tộc Dương - Ông Tự Pháp Hậu - xóm Thông

Ông Tự Pháp Hậu ( Dương Văn Hậu )

Category: Giáo dục nhân văn, Tag: Cội nguồn tộc DươngÔng Dương,Đồng Hỉ,Huống Thượng,Thái Nguyên
09/24/2012 09:51 am
     Ông Tự Pháp Hậu ( Dương Văn Hậu ) là con trai cả của ông Tự Phúc Đàn và bà Hiệu Từ Tín ( vợ cả ) ở xóm Thông, xã Huống Thượng, huyện Đồng Hỉ, tỉnh Thái Nguyên . Ông sinh năm 18?? , mất ........; Mộ ông bà thuộc dòng chi ông bà Hương-Hồi quản, nay là con cháu anh : Dương Văn Hinh là Dương Văn Hợi và Dương văn Lợi...thờ cúng ( mộ khu cửa đình làng Thông ) .
     Em trai của ông là :
     1/ Tự Phúc Khái ( Dương Văn Khái ) sinh .....,  mất 7 tháng12 âm, mộ gò chè ông tổng Thảo-mân xôi đình làng Thông, nay ( 2012 ) con cháu ông phó Nhuận ( Dương Đức Trạch ) trông coi, thờ cúng .
     2/ Tự Trực Y ( Dương Văn Y ) sinh...., mất 15 tháng 1 âm , tại sông Sỏi, tỉnh Bắc Giang ( do đi phu ), được chú Dương Văn Thạnh ( cụ phó đồ ) chôn cất và có làm lễ gọi hồn về, tạo dựng mộ giả tại gò trẩu nơi bờ rào nhà ông Lục bà Hải ngày nay .
     Em gái của ông là :
     1/ Hiệu Diệu Nghiêm , sinh...., mất 8 tháng 10 âm, không chồng, không con .
     2/ Hiệu Diệu Mận sinh ....., mất 29 tháng 1 âm , không chồng, không con .
     3/ Hiệu Diệu Chinh sinh ....., mất ......., lấy chồng đất Lịch Sơn, Ma Hiên ( La Hiên ), Đình Cả, Thái Nguyên , vào thời chạy loạn giặc cỏ, giặc đỏ (  Tây Sơn ), sau bà không về làng mà ở lại đất Lịch Sơn, Võ Nhai, Thái Nguyên , sinh tạo chi ngoại tộc Dương Lịch Sơn .
     4/ Hiệu Diệu Côn sinh ....., mất ....., lấy chồng trong làng, sinh hai ( 2 ) người con : Bà Thư, lấy chồng ở xóm Bầu, sinh tạo chi ông Lý Miêng ; ông Thục lấy bà Nguyễn Thị Lan người xóm Già, tạo sinh chi ông tổng Thảo xóm Thông, Huống Thượng, Đồng Hỉ, Thái Nguyên . Hiện nay con cháu rất đông, mồ mả tổ tiên do chi ông tổng Thảo thờ cúng .
     5/ Hiệu Diệu Mấn sinh ....., mất ......, lấy chồng trong làng, sinh tạo chi dòng ông Hương- Hội ( ông phó Ngữ ), nay ( 2012 ) ông Dương Văn Lộc ( con ông em ) và vợ là bà Thức  chăm sóc mồ mả, thờ cúng tổ tiên , con cháu của cụ rất đông, xa gần đều có : ( Dung, Quang, Vinh, Minh, Hiền, Hòa )....
     Ông Tự Pháp Hậu có con trai là Tự Pháp Nhu ( Dương Văn Nhu ), ông và bà sinh được người con gái là bà Hiệu Diệu Đồng, bà lấy chồng người xóm Sộp về làm rể họ Dương ( mang họ Dương ) và sinh nhiều người con :
     1/ Bà Dương Thị Hồi lấy ông Lầm người xóm Đảng, Huống Thượng, Đồng Hỉ, Thái Nguyên ( con : Toàn...)
     2/ Ông Dương Văn Hương ( ông cửu Hương ) lấy bà Lương Thị Tắc người Đồng Mô ( các con : Hinh, Ninh, Bính, Ngọ, Mùi )
     3/ Bà Dương Thị Huệ lấy ông Trương Quốc Lộc người xóm Sộp ( các con : Tài, Cảnh, Tùng, Kế, Bách )
     4/ Bà Vân lấy ông Tước người .....?....( con : Long, Cổn, Xuân ...)
     5/ Bà Khuy lấy ông Tỉnh con trai thứ của cụ Dương Văn Giới, con nuôi của cụ Dương Đức Hiệt ( ông Giới người chợ Bầu, tỉnh Bắc Ninh ) ( các con : Phố, Thụy, Phượng, Loan, Thanh, Truyền )
     6/ Bà Tý Méo lấy ông Năng người xã Đồng Tâm, chồng lần thứ hai là ông Quai, sau thường gọi ông bà Quai ( các con :.....?....)
     Con cháu của ông bà Tự Pháp Hậu, kể tính vào đời thứ năm ( 5 ) hiện còn cư ngụ trong làng Thông và ra ngoài mưu sinh :
như :
     1/ Dương Văn Hinh lấy bà Tuất người xóm Đảng, sinh sống tại làng Thông, Huống Thượng .
     2/ Dương Thị Ninh lấy chồng ông Lập về sinh sống tại Hải Phòng.
     3/ Dương Thị Bính lấy chồng, sinh sống tại Hải Phòng
     4/ Dương Văn Ngọ lấy vợ , sinh sống tại Hà Nội .
     5/ Dương Văn Mùi ( Hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ )
     Thờ cúng tổ tiên chi dòng này do con cháu ông Dương Văn Hinh là DƯơng Văn Hợi ; Dương Văn Lợi ...trông coi mồ mả, lập phả hệ .
     Trang phả này cần bổ sung cho hoàn thiện và tiếp tục .
     Biên tập : Dương Đức Cảnh Doanh, cử nhân khoa học xã hội, cử nhân tiếng Trung quốc đại lục, huyền tôn tộc Dương ( đời thứ 10 ), xóm Thông, Huống Thượng, Đồng Hỉ, Thái Nguyên .
     Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh năm Canh Dần ( 2010 )
 
 

Xã Huống Thượng - Giáo dục -Theo dòng sự kiện

9/ Theo dòng sự kiện

Category: , Tag: Huống Thượng Quê Hương Tôi_Nh
12/07/2012 08:23 am
( Một đất nước thuần nông, một xã thuần nông, nền giáo dục luận lý nho giáo, triết học phương đông =>luận lý phương tây, thuyết phát triển, triết Mac )
Đã khơi dậy cho xã Huống Thượng, huyện Đồng Hỉ, tỉnh Thái Nguyên hình thành một đội ngũ tri thức ngày một phát triển, và ngày càng lớn mạnh .
  Theo dòng sự kiện là tiếp cho câu chuyện : Giáo dục của xã Huống Thượng .
  Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến tranh Việt Nam chấm dứt, đất nước Việt Nam độc lập, thống nhất, nhân dân hai miền xum họp một nhà . Giáo dục xã Huống Thượng tiếp bước, chuyển sang giai đoạn mới, từ năm 1975-1981, riêng cấp I đã lên tới 18 lớp học với 740 học sinh, thày, cô giáo có :Ông Nghi, ông Hiệp, ông Nguyên, cô Mịn, cô Hồng, cô Chấn, cô Dung, cô Mai, cô Nhạn, cô Lê, cô Nhâm, cô Thuyết, cô Lịch, cô Năm. Cấp II có 10 lớp với 410 học sinh, các thày, cô giáo như : Ông Tú, cô Thúy, cô Bình, cô Tơ, cô Uyên, cô Tâm, ông Lữ, cô Loan, cô Lộc, cô Sơn, cô Khánh, cô Xuân, cô Thịnh, cô Liên, cô Hương, cô Yến, cô Thủy, cô Hòa, ông Khang ( 19 giáo viên ), trường lớp Huống Thượng đã phát triển tới 28 lớp với 1150 học sinh, cơ sở vật chất cũng được tăng thêm, 10 phòng học được xây chắc chắn bằng gạch ngói .Cấp I có 19 lớp với 750 học sinh, giáo viên có ông Nghi, cô Hiền, cô Vân, cô Sơn, cô Thiệp, cô Thư, cô Nhạn, cô Giá, cô Hồng, cô Dung, cô Thái, cô Phương, cô Nên, cô Yến, cô Thảo, cô Lịch, cô Giảng, cô Lập, cô Xuân, cô Mùi . Cấp II có 10 lớp với 428 học sinh, giáo viên như : ông Bình, ông Tú, cô Lộc, cô Lan, ông Lữ, cô Tuyết, cô Hòa, cô Thịnh, cô Uyên, cô Yến, cô Nga, cô Hòa ( B ), cô Bình, ông Hợp, cô Tryền, cô Ngọc, cô Liên, cô Thúy .
  Giáo dục xã Huống Thượng lớn mạnh, tới năm 1985-1986 có 29 lớp với 1178 học sinh . Những năm học tiếp theo này, kinh tế có khó khăn, phần nào ảnh hưởng tới tinh thần dạy và học . Năm học 1986-1991 có tới hai hiệu trưởng : Ông Đảo; Ông Giảng, tới năm 1992-1993 cô Thúy được cấp trên cử làm hiệu trưởng, cô tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, xây dựng thêm được 2 nhà ngói mới, có 4 phòng học, đủ cho 422 học sinh, 22 thày, cô giáo như : Cô Hòa, cô Bình ( B ), cô Tuyết, cô Lan, cô Ngọc, cô Hậu, cô Bình, cô Liên ( A ), cô Bằng, cô Nga, cô Liên ( B ), cô Phương, cô Phong, cô Thanh, cô Liên ( C ), cô Thúy, cô Hồng, cô Lạng, cô Hường, cô Tĩnh .Thời gian này nhà trường có sự chuyển dịch mạnh mẽ, học sinh đi thi học sinh giỏi cấp Huyện, giáo viên bình xét dạy giỏi như : Cô Đặng Thị Tuyết, Phan Bích Nga, Trần Kim Bằng, Nguyễn Thị Liên, Lê Kim Thanh, Dương Thị Hòa, Lê Trinh Yến . Ở cấp I có cô : Nguyễn Thị Nên, Nguyễn Thị Sơn, Nguyễn Thanh Hằng, Trần Thị Định .
  Năm học 1993-1994, khối cấp I, II tách riêng, hoạt động độc lập, và đống thời cùng với sự hoạt động của khối mẫu giáo dần hình thành, tạo nên hệ thống trường học từ nhỏ tới lớn . Đến nay trên 60 năm ( 1945-2008 ), nhân dân xã Huống Thượng, từ nhóm học tập, phong trào bảo nhau đi học, phong trào nâng cao tri thức, nâng cao đội ngũ cốt cán các thày giáo, cô giáo, học sinh tích cực tham gia học tập, dưới sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, xã Huống Thượng đã có hệ thống trường lớp học tổ chức chặt chẽ : Trường mầm non, mẫu giáo ; Trường tiểu học phổ thông ; Trường trung học cơ sở và các hội tri thức khoa học hoạt động, trao đổi kiến thức nghề nghiệp nhằm tăng hiệu suất lao động . Đời sống vật chất, tinh thần nhân dân trong xã ngày một nâng cao . 
  Từ tư liệu : ' Gia tài của bố - Dương Đức Nguyên, nguyên là cán bộ giáo dục cách mạng của ty giáo dục Thái Ngyên .
  Chỉnh biên : Dương Đức Cảnh Doanh , huyền huyền tôn tộc Dương, xã Huống Thượng .
  Năm Canh Dần ( 2010 )

Xã Huống Thượng-Những người con quang vinh ( tiếp theo )

8/ Những người con quang vinh ( tiếp theo )

Category: Giáo dục nhân văn, Tag: Huống Thượng Quê Hương Tôi_Nh
11/01/2012 07:51 am
* Gia tài của Bố-Những người con quang vinh
* Từ một xã thuần nông với mấy ông đồ nho có chữ tới hội những ông đồ, rồi chẳng bao lâu phải nhường chỗ cho chữ quốc ngữ phát triển như ngày nay.
----------------------------------------
   Những người con quang vinh ( tiếp theo )
  -Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 3 từ năm 1971-1975, cách mạng toàn quốc vững mạnh, xã Huống Thượng cũng đã đóng góp của cải và sức người cho chiến tranh. Văn hóa giáo dục tập trung nhiều trong khâu thông tin tuyên truyền như : Ca, múa, hát, chiếu phim. Vệ sinh y tế cho học sinh được quan tâm.
  -Năm học 1972-1973-1974-1975, Hiệu trưởng là ông Cao Xuân Hiệp, cấp I có 18 lớp với 730 học sinh ( học sinh giảm bởi xã Linh Sơn và xã Nam Hòa mở trường, học sinh rút về ), giáo viên có : Cô Lập, cô Mai, cô Giảng, cô Hiền, cô Hồng, cô Chấn, cô Lịch, cô Nhạn, cô Lê, cô Nhâm, cô Thuyết, cô Dung, cô Tâm, cô Thảo, cô Mịn, ông Mười, ông Nguyên, ông Nghi...( 18 gv ). Về mặt cơ sở vật chất, đã dựng được 2 nhà lợp ngói với 4 phòng học, trong đó có một nhà kiểu tiện lợi cho hội họp, thao giảng, vườn hoa, sân trường, cầu tiêu, giếng nước, nhà cho giáo viên cũng được xây dựng, đưa vào sử dụng tăng cảnh quan cho trường học. Tại khu trường cho học sinh cấp II cũng được nâng cấp, xây dựng khang trang, thoáng mát, sạch đẹp. Vườn thực nghiệm, sân thể dục hoạt động tốt. Vào cuối năm 1972, cắt trả số học sinh cấp II về cho xã Linh Sơn và xã Nam Hòa, số lớp và học sinh giảm. Bà Dương Thúy Châu làm hiệu trưởng, các giáo viên cộng tác như : Ông Đảng, ông Khang, ông Tú, cô Thái, ông Lộc, cô Lan, cô Bình, cô Chuyền, cô Loan, cô Loan ( B ), cô Hà, cô Thúy, cô Oanh, cô Hòa, cô Tơ, cô Giao, ông Thành ( 17 gv ).
  -Năm học 1972-1973, 1974-1975 Phong trào thày dạy giỏi cấp huyện, trò học giỏi thi đỗ lấy giải, gương sáng như thày Lã Quý Đảng, cô Nguyễn Thị Nga.
  Trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, thày cô cốt cán được đào tạo gửi đi học và về phát triển, có cô : Dương Thúy Châu, thày Nguyễn Đình Thành; học sinh tham gia đội dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ do ông Lê Quang Vinh làm đại đội trưởng, đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua như : Trần Văn Rụ; Liệt sĩ chống Pháp có 5, 18 cán bộ hưu, 1 bệnh nghề, 2 quân nhân tai nạn lao động, 19 bệnh binh, 38 thương binh, 94 gia đình liệt sĩ, văn bằng 101 liệt sĩ, một mẹ Việt Nam anh hùng : Nguyễn Thị Khánh.Tinh thần ham học, ý chí vươn lên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các đơn vị cơ quan lớn mạnh; Năm 1948, 1949, 1950 cưu mang che chở trường giáo dục sư phạm Trung Ương hoạt động tại địa phương, và năm 1966-1967-1968-1969-1970, trường phổ thông cấp III Đồng Hỉ đóng tại khu đồi 3 xã ( xã Huống Thượng, xã Linh Sơn, xã Nam Hòa ). Trường lớp học từ chỗ học sinh nghèo, thất học đến giai đoạn nhiều học sinh, nhiều lớp học, nhiều thày, nhiều cô; Các cấp học được nâng cao, đồng nghĩa với con người tri thức, trí tuệ ngày một mở rộng và chuyên sâu. Tính đến năm 1980-1981, cấp I có tới 18 lớp với 740 học sinh, cấp II có 10 lớp với 410 học sinh. Học sinh đi học trong xã ngày một tăng cao so với năm trước. Năm học 1995-1996 đã có tới 24 lớp với 769 học sinh ở cấp I, tiếp theo sau là hệ thống mẫu giáo, mầm non cũng tổ chức và phát triển mạnh. Đến thời điểm này tiểu học và trung học phổ thông cơ sở đã có tới 58 giáo viên và 1185 học sinh .
  Năm mươi năm qua văn hóa giáo dục từ những con người hiếu học, luôn luôn tìm tòi và phát triển, kết quả là nâng cao tầm nhìn xã hội, góp công sức vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh chống ngoại xâm mà trực tiếp gần đây là 9 năm kháng chiến chống Pháp và 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cuối cùng đem  lại sự phồn vinh, vinh quang cho dân tộc, một đất nước người không đông, đất không rộng đã làm nên cuộc cách mạng thần kỳ, đem lại kết quả thắng lợi mỹ mãn cho toàn dân tộc. Những con người Huống Thượng quê hương tôi vươn lên là thế của hôm qua và hôm nay, đồng thời tiếp tục vươn xa ở ngày mai hơn nữa .
   Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 2 năm 2010
   Chỉnh biên : Dương Đức Cảnh Doanh
   Tư liệu : Gia tài của bố-Dương Đức Nguyên, nguyên cán bộ phòng ban giáo dục huyện, tỉnh Thái Nguyên
--------------------------------------
* Gia phả tộc Dương, cội nguồn tộc Dương, Linh Thông, Linh Tùng, Huống Thượng, Đồng Hỉ, Thái Nguyên, Cảnh Doanh
   Địa chỉ ViDEO xã Huống Thượng :' Youtube.com/canhdoanh ' hoặc từ khóa : ' cội nguồn tộc Dương Linh tùng Huống Thượng Đồng Hỉ-cảnh doanh '.
   

Xã Huống Thượng-Những người con quang vinh

8/ Những người con quang vinh

Category: Giáo dục nhân văn, Tag: Huống Thượng Quê Hương Tôi_Nh
10/30/2012 08:09 am
   Gia tài của Bố-Những người con quang vinh
   Mở đầu cho kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đất nước với hai nhiệm vụ, hai chiến lược, những con người xã Huống Thượng chuyển sang giai đoạn mới.
   Vấn đề cho kế hoạch giáo dục phổ thông: Phổ cập cấp I, giáo viên thiếu, tỉnh huyện bổ nhiệm thêm giáo viên dân lập, hưởng quỹ của tỉnh do ty giáo dục đảm nhiệm. Trường cấp I do ông Trần Tương Như làm hiệu trưởng, có các giáo viên : Ông Uy, ông Tình, ông Nguyên, ông Bình, ông Thâm, ông Vinh, ông Khánh, ông Lượng, ông Bẩy, cô Thái, cô Liễu, cô Tư, cô Phương, cô Lê, cô Truyền. Trường có 15 lớp với 500 học sinh. Các giáo viên chia thành các khối lớp 1, 2, 3, 4, có các hoạt động thi đua cá nhân, kết nghĩa thi đua trong các cụm trường hoặc các trường tỉnh này với tỉnh kia. Học tập trong xã phát triển, ty giáo dục Thái Nguyên cho phép mở trường cấp II phổ thông, cử ông Phạm Văn Tường làm Hiệu Trưởng, có các giáo viên như: Ông Đảng, ông Du, ông Long, ông Hùng, ông Nghĩa, cô Sáng. Năm học 1964-1965 đã có 2 lớp 5, 2 lớp 6, 1 lớp 7 với 190 học sinh. Ban đầu là những ngôi trường bằng tranh tre nứa lá gỗ rạ. Sau được cấp trên chi tiền xây 4 phòng học bằng gạch, lợp ngói, chủ tịch xã là ông Nguyễn Cao Kỳ, kế hoạch tỉnh là ông Khê theo dõi cấp tiền. Hoạt động của trường theo mô hình học tập trường Bắc Lý ( Hà Nam ), có vườn địa lý, có vườn sinh vật, có phòng thí nghiệm sinh, hóa, lý, sân thể dục, hố nhảy xa, xà đơn, xà kép...bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ...để thày và trò hoạt động dạy và học, thực hành vui chơi giải trí. Mô hình này được huyện ủy ( Ông Thơ ), ban hành chính huyện ( Ông Điền ) rất quan tâm. Trường có phong trào thày dạy tốt, trò học giỏi, điển hình có thày : Lã Quý Đảng, học sinh có đội chuyên văn, đội chuyên toán, cá nhân được giải phong trào thể dục, thể thao như học sinh Nguyễn Thị Khương xóm Bầu-Chám về bơi lội. Nhìn chung qua các phong trào thi đua dạy và học, trao đổi kinh nghiệm công tác, trường phổ thông cấp I và cấp II xã Đồng Tiến ( Huống Thượng ) đạt kết quả tốt. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1961-1965 ), trong tổng kết đánh giá cấp Huyện, trường hoạt động đạt mức khá và giỏi.
   Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ hai ( 1966-1970 ), các hợp tác xã ( HTX ) từ xóm nhỏ hợp nhất lại thành HTX cấp lớn, phát triển chuyên sâu các dịch vụ, các loại hình văn hóa, văn nghệ hoạt động mạnh, trong ngày hội đón thư khen của chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã tổ chức đội múa Lân Sư, ông Mây múa, ông Khay cầm đuôi, ông Thơ Điển đánh côn, ông Sen Ao múa kiếm làm ngày hội tưng bừng náo nhiệt.
   Giáo dục phổ thông, giáo dục phổ cập ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh. Từ năm 1966 đến 1969 học sinh lên tới 560, với 16 lớp, hiệu trưởng là ông Vũ Sinh Hương, các giáo viên như : Ông Uy, ông Tình, ông Viết, cô Lê, cô Chấn, cô Chi, cô Hiền, cô Cúc, cô Mai, cô Thiệp, cô Thư, cô Nhạn, cô Giá, cô Giảng, cô Lập. Ở cấp II, hiệu trưởng là ông Nguyễn Văn Lô, với các giáo viên : Ông Du, ông Đảng, ông Nghĩa, ông Thìn, ông Sơn, ông Lý, ông Tường, ông Bình, ông Tài, cô Nga, cô Châu, cô Xuân, cô Ngọc Anh. Thời gian này máy bay Mĩ bắn phá Miền Bắc ác liệt, nhà trường phải đào hầm, hào và sơ tán, có khi phải đi học đêm, bằng đèn dầu .
  -Năm học 1969-1970-1971-1972 số học sinh lên tới 620 với 15 lớp, hiệu trưởng là ông Trần Văn Du, các giáo viên như : Cô Nga, cô Nga ( B ), cô Loan, cô Châu, cô Lộc, cô Xuân, cô Lê, cô Chín, cô Thái, cô Cử, ông Lý, ông Đảng, ông Tài, ông Tích, ông Tường, ông Hùng, ông Bình, cô Nga ( 18 gv ). Mặc dù máy bay Mĩ bán phá ngày đêm song thày trò vẫn bám trường, bám lớp dạy và học tốt, thày có : ông Lã Quý Đảng, cô Nguyễn Thị Nga ; Trò có : Nguyễn Thị Lan, Trần Thị Thuận, Đào Văn Khiêm .
   Năm ông Ngô Mạnh Chí làm hiệu trưởng cấp I, học sinh có tới 20 lớp với 780 học sinh. Học sinh miền Hoàng Gia, Na tranh, Đầm cỏ cũng tới học, số giáo viên tăng đông, ông Nghi, ông Hiệp, ông Nguyên, ông Khẩn, ông Nguyên ( B ), cô Mịn, cô Thảo, cô Chi, cô Hiền, cô Dung, cô Năm, cô Tâm, cô Lê, cô Liên, cô Thịnh, cô Nhạn, cô Giảng, cô Lập, cô Hồng, cô Giá, cô Tâm ( 23 gv ). Thày, cô giáo gương mẫu điển hình như : Ngô Thị Dung, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nguyễn Hữu Nghi .
   -----------------------------------------( còn nữa )
   * Những Người đi xây tình yêu, trí tuệ cho đời như những con ong xây tổ . Những người hiểu biết dẫn dắt những người chưa hiểu biết để rồi họ khôn lớn tiếp tục những công việc cho đời, cho con em họ !
   * Dương Đức Cảnh Doanh chỉnh biên từ : ' Gia tài của bố Dương Đức Nguyên, nguyên cán bộ cách mạng giáo dục tỉnh Thái Nguyên và ban nghành các Huyện trong tỉnh )
   * Năm Canh Dần ( 2010 )
             

Xã Huống Thượng-Những người con Trí tuệ ( tiêp theo )

Gia tài của bố_ Những người con trí tuệ ( tiếp theo )

Category: Tâm lí giáo dục, Tag: Gia tài của bốHuống Thượng quê
10/24/2012 08:18 am
* Huống Thượng quê hương tôi ( 1/ Vị trí địa lý, 2/ Dân cư xã hội, 3/ Giao thông thủy lợi, 4/ Văn hóa tâm linh, 5/ Văn hóa giáo dục, 6/ Những người con hiếu học, 7/ Những người con trí tuệ, 8/ Những người con quang vinh )...

---Những người con trí tuệ ( tiếp theo )
   Trong kháng chiến chống Pháp ( 1946-1955 ), ty giáo dục mở trại hè bồi dưỡng tư tưởng chính trị và nghiệp vụ cho giáo viên toàn tỉnh . Trại giáo dục thu đông 1946 mở tại xã Bá Sơn, huyện Phú Lương, bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học về giảng dạy chuyên môn và tư tưởng chính trị, do trưởng ty là cụ Đỗ Ngọc và cụ Đào Trọng Dậu hướng dẫn, một bài thơ trong báo đặc san của trại giáo dục :
   A, ta nhớ Bá Sơn bên đồi dòng suối mát
   Nhớ Bá Sơn bát ngát núi cùng ngàn
   Đem về đây tô điểm cho giang san
   Trại giáo dục của đoàn quân văn hóa
   Ta đoái tưởng nhớ bên bờ khe đá
   Tiếng ca vang như muốn xé trời mây
   Nhớ làng văn đem tư tưởng đắp xây
   Nền giáo dục của ngày mai tươi sáng.
  -Năm 1953, tỉnh mở lớp chỉnh huấn cho cán bộ, công nhân viên khóa I, chỉnh đảng khóa II, các giáo viên trong trường được Ty giáo dục cử lần lượt đi học .
  -Chiến thắng quân Pháp ở Việt Bắc, thu đông năm 1947; Ngày mồng 7 tháng 10 năm đó, Pháp nhảy dù xuống Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên ( tại Đồng Bẩm, Làng Sòng, Làng Ngò, Cổ Lũng, Phấn Mễ... ), sau chiến sự xảy ra, các giáo viên được họp và nghe thời sự, trấn an tư tưởng, nâng cao ý chí chiến đấu. Chiến thắng biên giới Việt Trung năm 1950 ( Đông Khê 16/9/1950 ), kết thúc ngày 17 tháng 10 năm 1950. Tư tưởng cách mạng lại được nâng cao .
  -Ngày 29 tháng 9 năm 1950, Pháp lại nhảy dù xuống Thái Nguyên ( tại sân bay Đồng Bẩm ), đến 10 tháng 10 thì rút khỏi thị xã, khai thông đường số 3, đón cánh quân ở thị xã Bắc Kạn về Cầu Đuống. Xã Đồng Tiến ( Huống Thượng ), cũng như trường học bị 2 lần giặc tràn qua bắn giết, đốt phá, như nhà của cụ Nguyễn Văn Hợp ở xóm Huống Trung vào năm 1947, người bị bắt như ông Lộc, ông Ki..., bắn chết ông phó Hai, ông Phúc, anh Đoan, anh Thái, anh Bấc....Pháp đi rồi, lớp học lại tiến hành bình thường .
  -Sau chiến dịch trung du tháng 1 năm 1951, Hà Nam Ninh tháng 5 năm 1951; Việt Minh phá địch ở đường số 6, sông Đà và đồng bằng Bắc Bộ phá Tề....Thu Đông 1952, Việt Minh giải phóng miền Tây Bắc, thắng lợi về chính trị, đại hội đại biểu Đảng lao động Việt Nam họp, thành lập khối liên minh Việt-Miên-Lào, lập ngân hàng, tiêu tiền mới, trao đổi mậu dịch, chính sách công-nông-lâm-thương được thi hành .Trong vấn đề lịch sử đất nước như vậy, giáo dục nói chung, giáo dục xã Huống Thượng ngày càng được củng cố và phát triển. Văn hóa-giáo dục, các con em được tuyển lựa và gửi ra nước ngoài học tập, đào tạo nghề .
  Trong không khí thắng lợi ấy, xã Đồng Tiến cũng được mở trường cấp II từ năm học 1953-1954-1955, đã có tới 5 lớp với 225 học sinh, hiệu trưởng là ông Nguyễn Đình Đại, giáo viên như ông Phạm Văn Tường, ông Nguyễn Văn Phúc. Cấp I, ba phân trường dạy lớp ghép ( 1 phân trường Huống Thượng dạy tách lớp ), tổng số học sinh đã có tới 350 học sinh.Như vậy trường cấp I, II đã lên tới 15 lớp với 575 học sinh.
  -Đông-Xuân năm 1953-1954, Pháp xây dựng căn cứ quân sự lòng chảo Điện Biên, tháng 5 năm 1954 Việt Minh giải phóng Điện Biên Phủ, hòa bình được lập lại, giới tuyến 17 tạm thời được ký kết, Pháp rút khỏi Hải Phòng ngày 19 tháng 5 năm 1954. Tinh thần học tập của con em nhân dân trong xã Huống Thượng lại hồ hởi, phấn khởi hơn bao giờ hết.Trường Đồng Tiến ( Huống Thượng ), ngay năm học 1953-1954 còn hai phân trường dạy lớp ghép, một phân trường dạy tách lớp, có 12 lớp với 400 học sinh.
  -Năm 1955-1957, đi vào khôi phục kinh tế, củng cố chính quyền, các đoàn thể đi vào hoạt động như : Ca, kịch, múa, hát ....học sinh trong trường học cũng nô nức phấn khởi học tập và ca múa hát do các thày cô hướng dẫn. Thời gian này ông giáo Thụ làm Hiệu Trưởng, các lớp học sơ tán được tập trung về đồi chùa Kim Hoa, và còn vận động được cụ sư Đàm Hinh ở chùa Phú Nông ủng hộ nhà trường dựng cho 1 lớp học. Sau đó cắt phân trường Linh Sơn thành lập trường mới. Lớp học tại Huống có 14 lớp với 450 học sinh, các thày cô giáo cũng được tăng thêm .
  -Bình dân học vụ và bổ túc văn hóa ở các xóm, mọi người tham gia đông vui, các giáo viên xuống các xóm tham gia công tác hoặc người có năng lực kiến thức tham gia giảng dạy tại chỗ .
  -Phong trào tổ đổi công, hợp tác xã ( HTX ) được xây dựng cũng làm đà cho sự phát triển giáo dục trong xã, người lớn đi học, trẻ con đi học, mọi người đua nhau đi học, tổ giữ trẻ, lớp mẫu giáo, lớp vỡ lòng được mở ra ngay tại các xóm, HTX trả lương bằng công điểm, thóc, thực phẩm....
  Mở đầu cho kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đất nước với hai nhiệm vụ, hai chiến lược, những con người xã Huống Thượng chuyển sang giai đoạn mới.
( tư liệu : Gia tài của bố-Dương Đức Nguyên, nguyên trong ban chỉ đạo giáo dục từ 1945 và là giáo viên của huyện Đồng Hỉ, Huống Thượng )
  Chỉnh biên : Dương Đức Cảnh Doanh-huyền huyền tôn tộc Dương Linh Thông,Huống Thượng, Đồng Hỉ, Thái Nguyên

Năm Canh Dần ( 2010 )

Xã Huống Thượng-Những người con Trí tuệ

Huống Thượng Quê Hương Tôi _ Những người con trí tuệ

Category: Tâm lí giáo dục, Tag: Huống Thượng Quê Hương Tôi_Nh
10/22/2012 03:32 pm
 ( 6/ Những người con hiếu học, đã viết đăng )
  7/ Những người con trí tuệ
   Tháng 8 năm 1945, Huống Thượng bầu UBND lâm thời, đổi tên là xã Phương Thượng, tổng Đồng Hỉ....Ban văn hóa giáo dục cũng được thành lập dưới sự chỉ đạo của ban văn hóa huyện Đồng Hỉ ( trưởng ban là bà Vi Vân Lâm, phó ban là ông Nguyễn Khiết Trực, thư ký là ông Phạm Trần Lạm ), chủ yếu vận động toàn dân đi học chữ quốc ngữ ( bình dân học vụ ) để biết đọc, biết viết và làm tính .
   Ban văn hóa xã gồm có trưởng ban, phó ban, thư ký và nhiều ủy viên chịu trách nhiệm ở các tiểu ban như : Tiểu ban tổ chức, tiểu ban cổ động, tiểu ban học cụ; Mở lớp học tại trung tâm trường ngói xóm Hóc và rộng khắp 10 xóm . Anh em trong đoàn thanh niên cứu quốc cũng đều tham gia trong các ban để thực hiện nhiệm vụ . Chính quyền xã mở lớp học cho thiếu nhi, nhi đồng vào buổi trưa, lớp dạy cho nông dân, dạy cho phụ nữ, dạy cho các cụ cao niên, người người đi học, nhà nhà đi học, cuối năm 1945 đã có tới nghìn người biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ . Tùy theo tình hình điều kiện, các lớp còn lại học vào buổi tối, học viên mang đèn, sách, phấn, bảng để đi học . Ngoài ra Ban còn động viên tinh thần ham học trong dân, tiểu ban cổ động phối hợp với đoàn thanh niên, nam, nữ buổi tối biểu diễn ca, kịch, múa, hát . Buổi đầu cách mạng, nhân dân nô nức, phấn khởi, say mê học tập .
   Xã Huống Thượng được sự chú ý, quan tâm của UBND tỉnh, ty thanh tra tiểu học cử cụ giáo Đào Văn Bẩy, quê Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên về xã làm hiệu trưởng trường phổ thông tiểu học Đồng Tiến, chỉ đạo 3 phân trường : Huống Thượng, Huống Trung, Linh Sơn . Các giáo viên cộng tác với cụ là ông Tạ Văn Khuê, Trần Văn Khuê, Dương Đức Nguyên và ông Lê Văn Trọng . Niên học 1946-1947, 3 phân trường dạy ghép bán cấp ( 1,2,3 ), năm sau tại Huống Thượng có mở lớp nhì B, nhì A, lớp nhất tiểu học. Hội đồng nhà trường gồm hiệu trưởng và giáo viên; Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, một giáo viên phụ trách chính trị, thời sự ( ông Tạ Văn Khuê ), một giáo viên tìm soạn các bài học về tự nhiên ( ông Trần Văn Khuê ), một giáo viên tìm soạn các bài học về xã hội ( ông Dương Đức Nguyên ), một giáo viên tìm soạn bài học các môn khác ( ông Lê Văn Trọng ), hoạt động theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ty thanh tra tiểu học. Hàng tuần 1,2,3 hội đồng trao đổi thống nhất bài giảng trong tuần và cả tháng. Tuần 4 học tập, trao đổi về chính trị thời cuộc. Khi tin Đác-Giăng-li-Ơ triệt hồi, Bô-La thay, đã có giáo viên cảm tác bài thơ :
   Ví phỏng rằng mi chẳng triệt hồi,
   Thì sao tránh khỏi chiếc đầu rơi,
   Há khinh khí phách người dân Việt,
   Sao nhãng đường tu đạo chúa trời,
   Một tháng gian lao ôi hú vía,
   Bao năm tu luyện cũng đi đời,
   Mi về ta nhắn vài lời nhé!
   Tướng mạnh nào sang cũng thế thôi.
   Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1948, nhà nước Việt Nam cải cách giáo dục, cải tổ lại thành hệ thống giáo dục 9 năm ( cấp I : Lớp 1,2,3,4; cấp II : Lớp 5,6,7; cấp III : Lớp 8,9 ), nội dung thiết thực phục vụ trực tiếp đời sống nhân dân, phục vụ kháng chiến lâu dài, BTVH cũng phát triển mạnh, đến năm 1949 đã có tới 10 triệu người thoát nạn mù chữ.
  -Mùa hè 1949, ty giáo dục, ban bình dân học vụ tỉnh Thái Nguyên mở hội nghị rèn cán chỉnh cơ tại xã Úc Kỳ huyện Phú Bình. Trong năm học 1949-1950, các trường học trong toàn tỉnh dạy theo chương trình mới, trường Đồng Tiến ( Huống Thượng ), 3 phân trường dạy ghép ( 1,2,3 ), có 10 lớp với 200 học sinh.
  -Năm học 1951-1952-1953, 3 phân trường, nơi thì dạy ghép; Nơi thì dạy tách, có tới 10 lớp với hơn 350 học sinh.
  -Năm học 1953-1954, các phân trường ghép 1,2 hay 3,4 của Huống Thượng đông học sinh nên giáo viên dạy tách lớp, thời điểm này phát triển tới 12 lớp với 450 học sinh, khi học sinh tăng, có nhiều lớp thì giáo viên cũng được cấp trên bổ nhiệm tăng thêm, từ năm học 1948 giáo viên tới xã có : ông Nguyễn Văn Thụ, bà Nguyễn Thị Phương, bà Nguyễn Thị Thảo, ông Ngô Quang Toản, ông Trần Tương Như, ông Đinh Văn Y, ngày thứ 5 trong tuần hàng tháng các giáo viên họp mặt để thảo luận soạn bài, trao đổi thống nhất bài giảng dạy cho học sinh, cụ giáo Bẩy đã soạn một bài học thuộc lòng như sau :
   Em có vườn cà chua,
   Quả hồng đỏ đẹp quá,
   Hoa vàng chen giữa lá,
   Vàng đỏ tựa màu cờ,
   Càng nhìn màu sắc càng ưa,
   Càng vui tích cực tăng gia vun trồng.
( Còn tiếp )
( Tư liệu từ : Gia tài của bố-Dương Đức Nguyên, nguyên là giáo viên của huyện Đồng Hỉ, Thái Nguyên )
Chỉnh biên : Dương Đức Cảnh Doanh-huyền huyền tôn tộc Dương, xóm Thông, Huống Thượng.
     
  

Xã Huống Thượng - Giáo dục - Những người con hiếu học ( tiếp theo )

Huống Thượng Quê Hương Tôi _ Những người con hiếu học ( tiếp theo )

Category: Tâm lí giáo dục, Tag: Huống Thượng Quê Hương Tôi_Gi,Thái Nguyên
10/19/2012 07:22 am
   6/ Những con người hiếu học-Gia tài của bố ( tiếp theo )
    -Năm học 1934-1935, cụ giáo Trần Văn Hảo ở xã Phủ Liễn về dạy thay cụ Xuân đổi đi nơi khác, cụ thọ tới hơn 90 tuổi . Học sinh thời gian này như ông : Dương Trọng Gia, Dương Văn Bẩy, Tạ Văn Tuân, Lê Quang Trà, Lê Quang Vinh, Trương Minh Quế, Trần Văn Kỳ, Đăng Đình Huyên, Dương Văn Dậu, Nguyễn Văn Hoạt, Nguyễn Văn Quế ....
    -Phong trào học tập ngày một giảm, lụt lội mất mùa liên tục . Từ năm 1935-1936 đến năm 1941 không còn trường học, học sinh muốn đi học phải lên trường tiểu học Pháp-Việt ở thị xã Thái Nguyên . Học sinh ở trường tỉnh có các ông như : Lê Chung Chấn, Dương Văn Tuất, Dương Ngọc Thụ, Dương Văn Dậu, Dương Đức Nguyên, Trần Văn Khuê, Dương Liên Trí ....
   Xã Huống Thượng không còn trường học công, con em muốn đi học phải vào các trường lớp dạy tư tại xóm, những học sinh học chữ Quốc ngữ thì đến trường tư của ông Đội Bang ở xóm Bầu hay cụ Thụ ở xóm Khấu . Học sinh thích học chữ Hán thì đến nhà cụ Lý Trọng ở xóm Bầu, cụ Chánh Bỉnh ở xóm Thông và còn nhiều lớp tư thục ở các xóm khác trong xã Huống .
   Nhà nước bảo hộ đã đáp ứng phần nào nhu cầu của nhân dân Việt Nam nói chung, Thái Nguyên nói riêng. Năm 1941-1942, có cho mở trường hương học phổ thông ở các tỉnh ; Thái Nguyên là một trong các tỉnh mở trường hương học tại các xã , xã nhõ ít học sinh thì liên xã có một trường, xã lớn có đủ 40 đến 50 học sinh thì mở một trường . Nhà nước và nhân dân địa phương cùng xây dựng, giáo viên hưởng lương công quỹ của tỉnh .
   Xã Huống Thượng lúc bấy giờ cử ông Nguyễn Danh Bảng ra tỉnh học sư phạm ( Sở thanh kiểm tiểu học là ông Trần Ngọc Quang, quan kiểm học mở lớp bồi dưỡng giáo viên ), sau khi mãn khóa về xã dạy trường tiểu học Pháp-Việt bán cấp, chủ yếu học Quốc ngữ, không bắt buộc học sinh phải học tiếng Pháp, để thi hết cấp số học sinh tối đa là 50 học sinh trở lại, giáo viên dạy ghép lớp đồng ấu, dự bị, sơ đẳng, học sinh lúc đó có anh Phong, anh Cảnh, anh Sạ, anh Chí ....Hết năm học 1945 nhà trường nghỉ học, tiếp là 19 tháng 8 năm 1945 cách mạng Việt Minh đảo chính, lập chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tới năm 1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh học quốc ngữ trên cả nước và cùng đồng thời cuộc kháng chiến chống Pháp tái chiếm Đông Dương diễn ra, thày trò phải sơ tán, học tập trong cảnh có chiến tranh, hòa bình trở lại , năm 1954,Thày trò lại tập trung , trường lớp lại được củng cố, học tập tiếp tục phát triển .
   Chỉnh biên : Dương Đức Cảnh Doanh ( tư liệu : Dương Đức Nguyên, nguyên giáo viên của tỉnh ).
   
 Năm Canh Dần ( 2010 )


Kính mời các bạn xem hình ảnh ở địa chỉ : WWW.Youtube.com/canhdoanh, để rõ thêm về Huống Thượng, cảm ơn !  

Xã Huống Thượng - Giáo dục - Những người con hiếu học

Huống Thượng Quê Hương Tôi _ Những người con hiếu học

Category: Tâm lí giáo dục, Tag: Huống Thượng Quê Hương Tôi_Gi
10/18/2012 03:47 pm
    6/  Những người con hiếu học ( Gia tài của bố )
     Đáp ứng tinh thần ham học của người dân xã Huống Thượng, trong xã có ngôi Văn Chỉ, thờ đức Khổng Tử, tại khu đất làng Hóc ngày nay . Ngôi Văn Chỉ có từ trước năm 1884 xa xưa .
    Tại ngôi Văn Chỉ có Tư Văn hội, những người trong hội đi học thi đỗ có bằng. Hội gồm 10 cụ cao niên nhất có bằng sắc, trong đó có một cụ làm chùm trưởng, một cụ làm chùm phó chịu trách nhiệm chính cùng cộng tác với các cụ khác .
    Hằng năm cứ trung tuần mùa Xuân, mùa Thu thì hội sửa lễ chay hay mặn để tế Khổng Tử, trong hội có ban tế, có ban phục dịch để mọi công việc dễ dàng thực hiện, thuận lợi.
   Sau năm 1884, Pháp đặt nền đô hộ ở Việt Nam, Các cụ chạy loạn trở lại làng họp mặt nhau lại, tiếp tục thực hiện văn hóa này.. Các cụ lúc đó có : Cụ Hội già ở xóm Bầu, cụ Bá Cai ở xóm Chám, cụ Cai Thảo ở xóm Cậy, cụ Chánh Tường ở xóm Sộp, cụ Chánh Đa ở xóm Hóc, cụ Chánh Lãm ở xóm Khấu, cụ Chánh Bút ở xóm Già, cụ Đội Kiền ở xóm Đảng, cụ Bá Đĩnh ở xóm Thông, cụ Tổng Vịnh ở xóm Giang ( Giáng )....Khi cụ nào qua đời thì có cụ khác trong hội kế tiếp. Tư Văn Hội hoạt động tới mãi tháng 8 năm 1945 thì ngừng .
   Cũng từ Tư Văn Hội này, vấn đề học chữ Hán, chữ Nôm trong xã được diễn tiến . Thường một xóm hay liên xóm có một thày đồ dạy học, thày được nhà giầu nuôi, dạy con cháu trong nhà và trẻ con làng xóm . Nhà ông Bá Đĩnh ( Dương Đức Hiệt ) ở xóm Thông, ông Chánh Nhâm ( Dương Văn Bút ) ở xóm Già đã nuôi thày và các xóm khác cũng vậy . Các thầy được học sinh biếu lương thực, thực phẩm trong năm vào những ngày tết lẻ hay chính, đối với các thày ở xa quê, ngày tết về các học sinh biếu tiền để chi phí .
   Học sinh, phụ huynh rất kính trọng thày, thể hiện như đám tang cụ Đồ Lùn, tạ thế vào năm 1939 tại Huống Thượng, xóm Bầu-Chám đã được các ông học sinh già họp mặt bàn bạc làm tế lễ cụ, chủ tế là ông Lê Văn Đoàn cùng các ông trong hội đồng nôn .
   Trước năm 1920, ông Dương Đức Giản, ông Dương Đức Uyên, ông Dương Văn Dưỡng, ông Dương Văn Huyến....và nhiều ông khác cũng đã nói đến cụ đồ Phạm Đẩu Nam hay chữ, dạy giỏi chữ Hán và cả chữ quốc ngữ nữa; Sau có cụ giáo Đông ở xã Đồng Mô ( Mỗ ) về dạy tại Nhà Hội Đồng xóm Hóc, các môn dạy cho học sinh theo chương trình tiểu học quốc ngữ phổ thông, học sinh thời ấy có ông : Ông Đại, ông Tiến, ông Hướng, ông Huyến....
   Vấn đề học và dạy chữ Hán, chữ Nôm giảm dần, chữ quốc ngữ tăng dần; Huống Thượng là xã đầu tổng, huyện Lỵ trụ sở đóng tại địa phương xóm Hóc, rồi chuyển ra xóm Bầu, cạnh quan huyện hành chính có quan huấn đạo chỉ dẫn các thày đồ dậy học sinh trong huyện, hàng năm có thi tuyển, học sinh đậu, học tiếp để thi hương, thi hội, thi đình....
   Huống Thượng đã có cụ Nguyễn Văn ( Xuân ) Hạnh ( con rể của cụ Dương Văn Dụng xóm Thông ) dự thi Hương Nam Định, năm Kỷ Dậu ( 1909 ), các cụ có học chữ Hán, chữ Nôm và Quốc ngữ như : Cụ Đệ, cụ  Đồng, cụ Lai và cụ Kỷ theo học sư phạm trường Bưởi ở Hà Nội, sau khi học thi tốt nghiệp về tỉnh Thái Nguyên, được nhà nước cử về các xã dạy học theo chương trình tiểu học bán cấp, có môn chữ Hán .
   Cụ Tổng Lai dạy ở xã Úc Kỳ, huyện Phủ Bình, cụ Tổng Kỷ dạy ở xã Thượng Đình, huyện Phủ Bình, tỉnh Thái Nguyên ( trước năm 1920 ).
   Khi Thực Dân Pháp lấy được 6 tỉnh Nam kỳ làm đất thuộc địa, dạy chữ quốc ngữ cho dân . Năm 1889, Nam Kỳ mở trường tiểu học Pháp-Việt và Sài Gòn, Mỹ Tho mở 3 trường trung học, lúc này Trung Kỳ, Bắc Kỳ vẫn giữ lại cho dân học chữ Hán, chữ Nôm, thi khoa cử cũ. Vào năm 1908 nhà nước bảo hộ mở Trường Tiểu Học Pháp-Việt tại thị xã Thái Nguyên, học sinh hầu hết là người các xã lân cận được theo học hay những nhà giàu tuy ở xa cũng cho con theo học. Học sinh trường này sau làm thày hoặc thư ký cho các công sở nhà nước bảo hộ tại Thái Nguyên ( Giáo viên như : Ông Hy, ông Ân, ông Trình, ông Đạt, ông Hảo, ông Cầu, ông Xuân, ông Lục, ông Cách, ông Sĩ ....).
   -Năm 1922, Huống Thượng là xã mà huyện Lỵ Đồng Hỉ đặt trụ sở từ xa xưa, cùng với các phủ huyện khác, nhân dân hợp sức cùng nhà nước bảo hộ xây dựng 3 gian nhà ngói có trần, cửa kính, cửa chớp cao ráo thoáng mát tại nền đình cũ gần xóm Học, thầu khoán lúc đó là ông Đặng Mạnh Ái .Trường Tiểu Học Pháp-Việt bán cấp này có lớp đồng ấu A,B; Lớp dự bị; Lớp sơ đẳng. Các môn học chữ quốc ngữ, chữ Pháp xen lẫn nhau ở các buổi học hàng ngày trong tuần ....Ba lớp phối hợp chỉ nhận nhiều nhất là 50 học sinh trở lại. Thày giáo đầu tiên về dậy là cụ giáo Thái, người phố Hàng Vôi, Hà Nội, trú tại nhà cụ Thủ Hữu xóm Cậy, từ niên học 1922 đến 1925. Học sinh lúc đó như ông Trần Gia Huấn, Dương Đức Uyên, Trần Văn Úc, Dương Trọng Lý ....
   -Năm học 1925-1928, cụ giáo Đản về dạy thay cụ giáo Thái đổi về thị xã Thái Nguyên, cụ Đảm quê huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Học sinh lúc này có các ông : Dương Văn Ngữ ( ông phó Ngữ xóm Thông ), Trương Văn Giang, Nguyễn Danh Bảng, Đặng Đình Khuê xóm Đảng, ông Dương Trọng Hữu xóm Cậy, ông Dương Văn Ao ....
   -Năm học 1928-1931, cụ giáo Nguyễn Văn Cầu, ở thị xã Thái Nguyên về thay cụ giáo Đản . Học sinh thời gian này có các ông : Tạ Bang, Nguyễn Long, Tạ Khuê, Dương Văn Hét, Dương Văn Tuất, Đặng Đình San, Dương Ngọc Thụ, Nguyễn Văn Thịnh, Nguyễn Văn Thuần, Nguyễn Văn Lượng ....Người dân tộc Sán Dìu như : Tống Văn Đang, Nông Văn Hòa, Ma Văn Tiến, Trịnh Văn Vinh ( Vịnh ).....Học sinh nữ cũng đi học như : Dương Thúy Sen, Nguyễn Thị Lùn, Dương Thị Nghệ, Đặng Thị Hồng, Đặng Tuyết Vỵ .... Phong trào học tập đi lên, nhà trường đông vui, có người dân tộc thiểu số và nữ đi học.
   -Năm học 1931-1934, cụ giáo Lê Văn Xuân về dạy thay cụ giáo Cầu đổi đi nơi khác. Học sinh lúc này có các ông : Nguyễn Cát Lợi, Ngô Văn Đĩnh, Nguyễn Văn Thứ, Nguyễn Văn Vụ, Đinh Cao Nhiếp, Nguyễn Văn Dụ, Đặng Đình Kiện, Đặng Đình Cừ ....Học sinh nữ tiếp tục vào học như : Vũ Thị Tịu, Đỗ Thị Văn, Ngô Thị Kim, Lê Thị Hói, Trần Thị Phương .....Học sinh người Sán Dìu như : Vi Văn Vinh, Diệp Văn Đức, Phạm Văn Đức, Lưu Văn Hoàng .....Phong trào học tập bị giảm sút từ cuối năm 1934 vì nhân dân mất mùa, lụt lội do bởi ảnh hưởng con đập Ba Đa thác Ghềnh Chảo xả lũ không kịp .
( Còn nữa )...
Chỉnh biên : Dương Đức Cảnh Doanh-huyền huyền tôn tộc Dương, xóm Thông, xã Huống Thượng, huyện Đồng Hỉ, tỉnh Thái Nguyên ( TL: Dương Đức Nguyên )
Năm Canh Dần ( 2010 )
       

Xã Huống Thượng - Văn hóa Giáo dục

Huống Thượng Quê Hương Tôi _ Văn hóa Giáo dục ( Văn hóa hữu hình )

Category: Giáo dục nhân văn, Tag: Huống Thượng Quê Hương Tôi_Vă
10/17/2012 02:02 pm
     5/ Văn hóa Giáo dục(Văn hóa hữu hình)
     Từ xa xưa, người dân đã ý thức vấn đề học tập, chữ nho, chữ nôm, được truyền bá và dạy bằng cách đón thày về nhà . Các làng, các giáp thỏa thuận dành một số ruộng chung dùng để nuôi thày dạy học . Thông thường nhà giầu đón thầy về dạy con cháu trong nhà và trẻ con hàng xóm . Người có chữ nhiều lúc bấy giờ chỉ có cụ Nguyễn Văn Hạnh ( xóm Học ), cụ thi Hương năm 1909, và vài ba người học trường bưởi ( Hà Nội ) trở về làm nghề bảo học . Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 toàn xã có 5 người bảo học và quản lý cấp tổng và được gọi là " Tổng Sư ", tổng sư lúc này có các cụ :
1/ Cụ Tổng Đa ( Nguyễn Văn Hạnh ), con rể của cụ Dương Văn Dụng ở Linh Tùng thôn , giáp Kim Đường .
2/ Cụ Tổng Chúc ( Nguyễn Văn Trung )
3/ Cụ Tổng Thụ ( Dương Văn Kỷ ), con cụ Dương Văn Bút ở xóm Già, giáp Đông Gia .
4/ Cụ Tổng Lai ( Lê Quang Lai )
5/ Cụ Tổng Tuất ( Dương Văn Nhâm ), con cụ Dương Văn Bút ở xóm Già, giáp Đông Gia
     Năm 1922, người dân trong xã cùng nhà nước bảo hộ xây dựng trường học Huống Thượng, trường có 3 gian, lợp ngói, có trần, cửa kính, cửa chớp, gọi là Trường Tiểu Học Pháp-Việt Bán Cấp . Trường có lớp Đồng Ấu A; Đồng Ấu B; lớp dự bị; lớp Sơ Đẳng, số học sinh của trường thường không quá 50 người trong năm, học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp ngữ ( song ngữ ). Người đầu tiên dạy trường này từ năm 1922 đến 1925 là ông giáo Thái, quê phố Hàng Vôi ( Hà Nội ); Ông giáo Đản quê Tiên Lữ ( Hưng Yên ) dạy từ 1925 đến 1928; Năm 1928 đến 1931 là ông giáo Nguyễn Văn Cầu, người thị xã Thái Nguyên. Năm 1931 đến 1934 là ông giáo Lê Văn Xuân về dạy thay ông giáo Cầu, tiếp từ năm 1934 đến 1935 là ông giáo Trần Văn Hảo ở xã Phủ Liễn ( thị xã Thái Nguyên ) về thay ông giáo Xuân do đổi chuyển .
     Từ năm 1935 đến 1941, do mất mùa, dân tình đói kém, học tập giảm sút, trường đóng cửa, gia đình có kinh tế khá thì cho con theo học trường Tỉnh, gia đình trung bình thì gửi con vào các lớp dạy tư ở các xóm, còn khá giả hơn thì đón thày về nuôi, dạy tại nhà như cụ Hùng Thế Hổ ( xóm Bầu ) và Dương Văn Kỷ ( xóm Khấu ), Nguyễn Kim Bảo ( xóm Trám ), Dương Xuân Dục ( xóm Thông ).
     Năm 1938-1939, nhân dân trong xã cử anh Nguyễn Danh Bảng ra thị xã Thái Nguyên học sư phạm, tốt nghiệp, về dạy . Trường Tiểu Học Pháp-Việt Bán Cấp dạy lại từ năm 1941 đến hết khóa học 1944-1945 . Sau do tình hình cách mạng và thiếu người dạy, chủ yếu là đẩy mạnh bình dân học vụ, tập trung cho cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1946-1954 ), hòa bình lập lại, trường lớp lại mở ra, con em trong xã tiếp tục học tập, hệ thống trường lớp được hình thành và phát triển tới ngày nay .
Tìm biên Dương Đức Cảnh Doanh
Năm Canh Dần ( 2010 )     

Xã Huống Thượng - Văn hóa Tâm linh

Huống Thượng Quê Hương Tôi _ Văn hóa tâm linh ( Văn hóa vô hình )

Category: Giáo dục nhân văn, Tag: Cảnh Doanh,Chùa,Cội nguồn tộc Dương,Đền,Đình,Huống Thượng quê hương tôi,Nghè
10/16/2012 09:17 am

Huống Thượng Quê Hương Tôi
      4/ Văn hóa tâm linh ( Văn hóa vô hình )
     Dân Huống Thượng xưa sống vùng đồi núi và ven sông, bãi bồi, đoạn nhiều khúc cong, lắm thác nhiều ghềnh, chủ yếu bằng nghề trồng trọt, săn bắt, hái lượm, sống nhờ khí hậu tự nhiên. Khi xuống sông thì sợ thuồng luồng hà bá, long vương thủy tề...lên rừng thì hổ, báo, rắn độc, thú dữ. Khởi nguồn cho chuyện này, người dân đã dựng đền thờ thần rắn, trong nhà thờ thần hổ, trên Gò Hội Đồng xóm Hóc thờ thánh Mẫu Hậu có công dạy trăm họ trồng dâu, nuôi tằm, kéo kén, quay tơ, dệt vải cùng với hai ông : Ông Dài, Ông Cộc. Vùng canh tác lớn xa xưa là Cam Gia, Đồng Tằm, Vực Mụ.Thờ cúng Ông Kễnh ( thần Hổ ) với miếng thịt lợn sống vào mồng một, hôm rằm.
     Thời nhà Lý, thế kỷ thứ 11, ông Dương Tự Minh, người dân tộc Tày đã hợp quân cùng triều đình chống quân Tống trên chiến tuyến sông Như Nguyệt. Khi vinh quy bái tổ, dân Huống Thượng tôn kính vinh thần cho ông, thờ cúng ông trong đền, đình của làng, của Giáp, của Tổng. Đất Linh Thông-Đình Linh Tùng là một trong những đền, đình của tổng Huống Thượng thờ cúng ông. Đền, Nghè, Đình, Chùa phát triển mạnh vào thời nhà Lê, hậu Lê ; Xưa nhất phải kể đến Đền Rắn, Chùa O, Chùa Na Ma, Chùa Đồng Giăng.
     Chuyện về Đình : Năm 1419, tổng binh Lý Bân ( Lý Ba ) tổ chức đơn vị hành chính theo mô hình của nhà Minh ( Giai đoạn 10 năm chống quân Minh ), hàng Tổng, Giáp được xây dựng đình để các cụ ông làm nơi sinh hoạt tế lễ trời đất. Đình Linh Thông-Linh Tùng ở xóm Thông, trên núi Lĩnh, nhìn về phá Tam Giang, núi Tiện, xa hơn lả Tản Viên Sơn. Đình đã ba lần bị phá bỏ ( lần đầu 1918, lần hai 1947, lần ba 1963 ), đình thờ Dương Tự Minh và Thần Hoàng Làng, chăm lo đình là các thế hệ con cháu tộc Dương, nay thuộc diện tư liệu hóa di tích của tỉnh Thái Nguyên.
    -Đình Hòa Úc ở xóm Cậy, cũng thờ Cao Sơn Quý Minh Thượng Đẳng Chi Thần-Dương Tự Minh và những người có đức độ, tài năng được chúng sinh vinh thần. Trong kháng chiến, đình này thường diễn ra nhiều cuộc hội họp bàn đấu tranh cách mạng.
    -Đình Thượng ở xóm Già, hướng cây gạo la đà, Vực Mụ, gắn với câu chuyện cụ Hậu, ông dài, ông cộc. Đình rất linh thiêng, ai qua cửa đình phải xuống ngựa, bỏ mũ cúi chào, không thì sẽ gặp nhiều điều rắc rối.
    -Đình Huống Trung ở xóm Huống Trung, khu gian giữa Linh Thông và Linh Nhan, đứng đầu đất vào năm 1910-1915 là lý trưởng Dương Văn Trực điều hành công việc trong xã ( xưa là một xã riêng ).
     Chuyện về chùa : Chùa O trên đất Linh Thông, tổng Huống Thượng, lối đi Đồng Tằm, Cam Gia xuôi Phủ Bình, Bắc Ninh . Chùa này chủ yếu là các cụ ở Cam Gia, Đồng Tằm, Đồng Cả, Đồng Voi cúng lễ.
    -Chùa Na Mạ thờ Thích Ca Mâu Ni của các cụ làng Đông, làng Phách ( Khách ), làng Quang, xóm Hồ thuộc giáp Kim Đường cúng lễ. Chùa tọa lạc trên đồi cao, ba ngày lễ chính trong năm là : Lễ Thượng Nguyên vào 15 tháng Giêng, lễ Phật Đản vào mồng 8 tháng Tư, lễ Tất Niên vào 30 tháng Chạp. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, không người trông coi và sửa chữa, bị dỡ bỏ, nay trở thành đất trường tiểu học xã Huống Thượng, chùa hạng mục' tư liệu hóa di tích' .
    -Chùa Làng Dây, còn có tên gọi Chùa Đổ, cạnh chùa có cái Nghè thờ người họ Đỗ có công trạng với dân trong vùng đất Linh Thông. Chùa trên đồi cao, bên lối đi Hòa Khê - Minh Ký - Đèo Nhâu - Tràng Xá - Vũ Nhan . Năm 1964-1968 là trận địa pháo phòng không 100 mm bảo vệ khu gang thép, đập Ba Da Thái Nguyên, chùa chủ yếu cho các cụ giáp Đông Gia, thôn Hoàng Gia thờ cúng, nay thuộc diện ' tư liệu hóa di tích '.
    -Chùa Ao Sen, thuộc đất xóm Sộp, chân đồi là Ao trồng nhiều sen, tên chùa, tên đồi, tên ao,tên ruộng, tên đất đều có từ Sen đi kèm, lễ chùa này chủ yếu là các cụ ở giáp Xuân Lạp.
   -Chùa Phú Nông ( Chùa Nóng ) ở xóm Cậy, giáp Hòa Úc, chùa có nhiều tượng phật, một phần cũng do ưu ái từ các chùa trong xã bị đổ nát di về đây. Chùa có quả chuông to đúc vào năm Minh Mệnh thứ 19 ( 1838 ) và một pho tượng lớn cho là thứ nhất trong vùng. Những ngày lễ chính là Tết Nguyên Tiêu 15 tháng Giêng, Phật Đản mồng 8 tháng Tư, Vu Lan 15 tháng Bẩy, tất niên mồng 8 tháng Chạp, phía trước đồi là Đình Hòa Úc, toàn cảnh nơi đây được cắm biển khoanh vùng bảo vệ di tích lịch sử văn hóa .
    Chuyện về Đền, Nghè : Nghè Làng Dây và Nghè Làng Giang ( Giáng ), Nghè Làng Dây thờ ông Đỗ Trọng, Chùa Nghè trở thành ' tư liệu hóa di tích ' . Nghè Làng Giang tồn tại mãi tới 1980 và sau chuyển hóa thành nhà trẻ, mẫu giáo của nhân dân trong vùng ( xã Túc Duyên ngày nay ).
   -Đền Thượng thờ cụ Hậu, ông Dài, ông Cộc, Cao Sơn Thần-Dương Tự Minh. Đền được dựng lại khi Đền Rắn bị đốt phá vào thời nhà Minh ( năm 1882 ), sau này bị tháo dỡ lấy gạch xây trường học xã Huống Thượng .
    Về nhà thờ dòng ( Thiên Chúa Giáo ) : Khi người Tây phương vào Việt Nam, thực tế khi Pháp đô hộ, truyền đạo Thiên Chúa, cho xây nhà thờ này trên nền đất của ngôi chùa cổ, trên quả đồi cao của khu Đồng Giăng và Đồng Cả, giữa hai làng, Làng Đông và Làng Tây. Người theo, sống quanh nhà thờ được gọi là Xóm Núi .
     Theo dòng thời gian lịch sử, Huống Thượng, xứ Thái, Châu Giao là vùng đất soi bãi, môm bồi ven sông, đoạn sông quanh co, khúc khuỷu, lắm thác nhiều ghềnh, đồi núi nhấp nhô, cao thấp khác nhau. Dân cư thưa thớt, sau này dân di cư tới ngày một đông, văn hóa tín ngưỡng, văn hóa hiện thực giao thoa giữa miền xuôi và miền ngược, giữa đồng bằng và rừng núi cũng từ đây lan rộng. Theo tộc Dương ở đất Linh Thông, tổng Huống Thượng, những câu chuyện có tới hàng nghìn năm được truyền khẩu trong dòng con cháu, như Phò Mã Dương Tự Minh, Nguyên Phi Ỷ Lan, Cụ Hậu, Ông Dài, Ông Cộc, Đầm Linh, Đầm Phù, Đầm Diềm...Và chuyện thờ cúng thần, cúng ma : Ma Gà, Ma Só, Ma trêu ghẹo ...
                Biên tập Dương Đức Cảnh Doanh
                         Năm Canh Dần ( 2010 )

Xã Huống Thượng - Giao thông & Thủy lợi

Huống Thượng Quê Hương Tôi _ Giao thông, thủy lợi

Category: Giáo dục nhân văn, Tag: Huống Thượng Quê Hương TôiGia,Thủy lợiTộc DươngCảnh Doanh
10/06/2012 06:03 pm
3/ Giao thông & Thủy lợi
     Xưa kia muốn tới được đất Linh Thông, Huống Thượng, người cổ ngược xuôi bằng cách du thuyền từ miền Phả Lại, sông Lục Đầu, ngược dòng Như Nguyệt trên sông Cái tới vùng miền Cam Giá, Đồng Tâm và tìm cách leo vượt nhiều thác ghềnh ở Huống Thượng đến cắm sào neo đậu môm Đồng Mô, phường Trưng Vương thành phố Thái Nguyên ngày nay .
     Cùng với đường thủy là đường bộ từ Bắc Ninh, Bắc Giang men theo sông Câu ( Cầu, Cái ) mà đi lên . Từ khi thực dân Pháp đắp đập Ba-Da ở thác ghềnh Chảo và đập đá Chằng ( Đá Gân ), đào sông, đắp máng dài 52,5 km, hoàn thành đợt đầu vào năm 1929 và hoàn tất vào năm 1938, tưới nước cho vùng lúa Phủ Bình ( Thái Nguyên ), lúa Bắc Giang thì hệ thống đường mòn này biến đổi. Hàng hóa được chuyên chở bằng thuyền trên sông đào, qua các âu thuyền rồi vào Huống Thượng, lên trung tâm chợ Thái tại bến Tượng, Trại Ngựa và Bến Oánh .
     Ngày nay xã Huống Thương có 3 tuyến chính :
- Thứ nhất từ trung tâm thành phố Thái Nguyên qua xóm Giang 2 km về phía Đông đến bến đò Bầu-Trám ( nay đã có cầu treo tải trọng nhẹ ) đến Đền Rắn ( đất Văn Chỉ xưa ), đi chùa o, qua sông đào ( nay đã có cầu treo tải trọng nhỏ ), lên đê đi thác đá Chằng ( đập Đá Gân, kè Đá Gân ), cống 10 cửa đi Phủ Bình, đoạn trong xã hơn 2 km .
- Thứ hai từ ngã ba Đền Rắn xóm Hóc, qua xóm Đảng, Gò Chè, Đầm Linh, Đầm Diềm, Ngòi Con, đập Ngòi Chẹo đi Nam Ký, Mỹ Lập, Hòa Khê, Đèo Nhâu, Đèo Vang, sang Tràng Xá thuộc huyện Vũ Nhan ( đoạn trong xã 2 km ).
- Thứ ba từ xóm Bầu-Trám qua Huống Trung, đi đồng Giăng, Linh Nhan, dốc cầu Bò Đái đến Ma Hiên ( La Hiên ), Lâu Thượng ( đoạn trong xã hơn 1 km . Nhưng cổ xưa nhất là từ đền Rắn Văn Chỉ qua đồng Sộp ( Đồng Mới, làng khách ), làng Đông, Đồng Voi ( Đầm voi ), Đồng Trận ( đồng mả ngụy ), núi Đột ( Hột ) đi Vũ Nhan .
     Đặc điểm của những lộ xưa là lối mòn xuyên sơn, chuyên chở bằng người, ngựa, xe quyệt... .Ngày nay ( 2010 ) Huống Thượng, trục xuyên tâm đã được trải nhựa từ đầu cầu treo Huống đi Ngòi Con vào tỉnh lộ đi Bố Hạ-Kép, dài 4 km; Các nhánh vào 10 xóm được bê tông hóa. Ở thế kỷ 18, 19, Huống Thượng là một trung tâm giao lưu văn hóa giữa vùng miền rừng núi Việt Bắc với vùng miền đồng bằng Phả Lại, Hải Dương, theo sau tỉnh lỵ chuyển dịch về Đồng Mô ( Đồng Mỗ ), trung tâm là phường Trưng Vương thành phố Thái Nguyên bây giờ .
     Khi có phong trào HTX nông nghiệp vào thập niên 1960, giao thông, thủy lợi được đẩy mạnh, mương máng nội đồng, ao hồ được chú trọng, phát triển .Trạm bơm lớn ở xóm Huống Trung, xóm Bầu-Trám, xóm Già, xóm Sộp, xóm Gò Chè đi vào hoạt động tưới cho những cánh đồng lúa và hoa màu tươi tốt trong năm .Sau này thêm máng nổi vào cánh đồng gò,dộc làng Thông cùng với hệ thống ao, hồ lớn nhỏ trong xóm tưới cho hai vụ lúa xanh tươi, đời sống người dân được nâng cao .
     Đặc biệt ở làng Thông có Hồ Sen của dòng tộc Dương từ thế kỷ 17, rộng 1 mẫu 8 sào do cha con ông Tự Pháp Nghiêm , Tự Phúc Hòa tạo dựng làm cảnh quan cho làng, thả cá, tưới nước cho lúa và hoa màu . Tôi yêu quê tôi từ cái ao làng thủa nhỏ chăn trâu và nhớ về Tổ tiên làng xã là vậy .
     Biên tập : Dương Đức Cảnh Doanh ( SG Tết Canh Dần 2010-2011 )
             

Xã Huống Thượng - Dân cư & Xã hội

Huống Thượng Quê Hương Tôi _ Dân cư-Xã hội

Category: Giáo dục nhân văn, Tag: Huống Thượng Quê Hương Tôi_Gi,Thái Nguyên
09/05/2012 04:43 pm
2/ Dân cư-Xã hội
     Xưa Huống Thượng nói riêng ( một trong bốn vùng đất tứ linh ), và xứ Thái Nguyên nói chung là vùng núi hiểm trở, râm rạp, dân cư thưa thớt, triều đình chưa quản lý được, tổ chức chỉ do các tù trưởng trông coi và cống nạp. Đất Huống Thượng do phiên thần tộc người Họ Ma nối đời cai quản; Những địa danh mang đậm dấu ấn tên gọi của người bản địa như: Na Cát ở xóm Cậy; Na Thánh, Na Non, Na Mui, Na Kháo( Khoa ), Na Bành ở xóm Thông và Thông Nhãn ( Nhan ); Na Kháo ở Đồng Tâm, Na Ướt ở xóm Bầu; Na Mương ở xóm Hóc; Na to ở xóm Đảng; Na Dạt ở Huống Trung; Na Cang , Na Máng, Na Lải ở xóm Già; Na Mây ở xóm Gò Chè; Na Quán, Na Chanh ở xã Nam Hòa ( trước là xã Quang Trung )...
     Từ thế kỷ 16 ( 1527 ), Tổng Huống Thượng, xứ Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang ( Khu rừng Việt Bắc )cũng như sau đấy, nhà Mạc làm nơi trú ẩn và là căn cứ để chống nhà chúa ( Chúa HọTrịnh ) sau khi mất Thăng Long vào tay Trịnh Tùng; Xứ Thái Nguyên lại chính càng trở thành căn cứ đắc địa của nhà Mạc, các quan quân đã xây đồn đắp lũy ở Đồng Mô, Núi Tiện ( Triện/ Truyện ), Núi Voi, Lưu Xá, ...Khi tập đoàn Mạc_Trịnh giao tranh, dân chúng tản cư vào những nơi hẻo lánh, rừng già. Có những lần nhà Mạc đánh xuống Gia Lâm người theo như chảy hội. Quan quân nhà Chúa đánh lên , những trận đại chiến như đánh vào thủ phủ nhà Mạc ở Bản Ngoại, huyện Đại Từ, rồi ở Lỵ Ba Bể, phủ Bác Cạn, cuối cùng là phủ Cao Bằng vào thời Trịnh Cán, Trịnh Căn. Chiến tranh Mạc _ Trịnh ( gọi : Chiến tranh Nam_Bắc triều ) kết thúc, dư đảng nhà Mạc thất thủ hoàn toàn vào năm 1745; Các tộc họ theo nhà Mạc, họ đổi họ thay tên sang họ Huỳnh hoặc Hoàng và ở xen kẽ với người bản địa; Xã hội trở lại yên bình các nhóm tộc họ di cư từ đồng bằng lên hoặc họ trở về làng cũ, đất cũ tạo dựng lại hoặc xây nên chòm xóm mới trên vùng đất hoang hóa lâu nay.
     10 năm chống quân Minh, và sau này giặc Tam Hoàng ( cờ đen, cờ vàng, cờ trắng ) thời nhà Thanh cũng là dấu ấn đậm nét cho cư dân Tổng Huống Thượng. Từ tiền Lê đến hậu Lê dân xứ Thái ngày một đông lên, đặc biệt thời kháng chiến chống thực dân Pháp đông lên gấp bội, phần do di cư, phần do chiến tranh. Dòng tộc cư ngụ lâu đời nhất ở vùng đất tứ linh ( Linh Thông, Linh Chữ, Linh Sơn, Linh Nhan ) có như : Tộc Dương ở Giáp Kim Đường, Linh Tùng thôn,  Huống Thượng tổng; Họ Trần ở giáp Hòa Úc ( xóm Cậy và Sộp ), họ Dương ở giáp Đông Gia ( gồm xóm Già, Đảng, Hóc ), và còn nhiều dòng họ khác nữa... Tính đến nay cũng trên dưới 300 năm, 11-12 đời. Sinh hoạt chủ yếu là trồng tỉa, hái lượm, săn bắt. Các thú dữ, thú độc nhiều như hổ, báo, rắn, rết ... đến nỗi dân trong vùng phải thờ đến thần rắn, chúa sơn lâm ( Họ Dương ở Linh Tùng đã thờ thần hổ, ông ba mươi cho mãi tới năm 1968 mới thôi ), thờ phật thích ca mâu ni ở chùa Na Mạ ( Kim Hoa sau này ).
     Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, người dân nơi khác đến đông, chủ yếu từ Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang tới. Các xóm nhỏ dần hình thành như : Cậy, Nêu, Sộp, Ghềnh, Già, Khấu, Hóc, Dây, Me, Đính, Phách, Bầu, Trám, Mận, Vả . Xóm Thông ( Linh Tùng ) từ 7 hộ, 11hộ, 17hộ, 23 hộ, rồi trên 30 hộ, nay ( 2010) sinh sôi nẩy nở rất đông .
     Về tổ chức xã hội , từ năm Gia Long- Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802, đặc biệt Minh Mạng hoàng đế, xứ Thái Nguyên được gọi là Tỉnh Thái Nguyên, dưới tỉnh có phủ, huyện, lỵ; Sở Thái Nguyên được đặt tại đồng Mô ( Khu vực nhà Mạc , năm Vĩnh Tộ 1619-1628 ), nay là khu phố cột cờ, phường Trưng Vương đến xóm Chùa phường Túc Duyên. Năm Minh Mạng thứ 16 ( 1835 ), nhà Nguyễn thực hiện chế độ lưu quan, người kinh sống xen kẽ cùng quan lại thổ tù bản địa để ràng buộc lẫn nhau, lúc đó tỉnh sở, huyện vụ Đồng Hỉ được chuyển về Huống Thượng trụ tại gò Hội Đồng xóm Hóc, sau bị giặc Tam Hoàng phá phách, đền Rắn, Đình Thượng đổ nát ( 1882 ), tiếp đó huyện sở phải dời qua xóm Cậy, xóm Bầu, xóm Trám ( vào cuối thế kỷ 19 ) .
     Khi đế quốc Pháp đô hộ, đồn điền mở ra, dân di cư thêm đông, phát canh thu tô đẩy mạnh, chủ đất, chủ đồn điền xuất hiện như : Đặng Mạnh Ái ( Nghị Ái ), có đồn điền Nguyễn Văn Tâm tại đất Hoàng Gia -và xóm Gò Chè ngày nay; Vào những năm 20 thế kỷ 20 ở Huống Thượng đã đẩy mạnh việc trồng trẩu, sở, chè như ở vùng đồi xóm Thông có đồi gò trẩu, bãi chè ông tổng Bành, gò chè của đồn điền Nguyễn Văn Tâm...nhiều vườn bãi chè nhỏ phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng . Nhà của ông Nghị Ái ở xóm Khấu là nơi thờ cúng gia tiên, nghỉ ngơi của gia đình ông .
     Chính sách chia nhỏ để trị, Huống Thượng không còn là một tổng mà trở thành một xã, cơ quan sở, huyện đóng tại trong xã nên đời sống sinh hoạt người dân đông vui nhộn nhịp, giao lưu trên bến dưới thuyền, thuyền bè ngược xuôi, đã có phường Thủy Cơ chuyên chở hàng hóa cung cấp cho dân chúng , Đầu thế kỷ 20 , cơ quan huyện mới chuyển về xã Đồng Mô .
     Đặc biệt do cách mạng năm 1917 ở Châu Âu ( Nga Hoàng bị lật đổ ) đã ảnh hưởng mạnh tới Đông Dương, phong trào giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh, dân trong xã tụ họp ngày một đông và diễn biến cách mạng phát triển, cách mạng tháng 8 năm 1945, kháng chiến chống Pháp, nơi đây cũng đã trở thành nơi hội họp các ban nghành đoàn thể của hội, một điểm của cái nôi cách mạng : Chiến khu Việt Bắc. Phong trào tổ đổi công, HTX nông nghiệp năm 1958-1960 cho tới sau này đã đẩy dân số tăng cao, đất đai ngày dần hạn hẹp, các tổ, ấp, đội được hình thành. Từ ngày giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước ( 30-4-1975 ), và mở ra nền kinh tế thị trường XHCN, đời sống dân tình có nhiều đổi thay, văn hóa làng xã có nhiều thay đổi rõ rệt .
    Đón xem Clip tại địa chỉ : WWW.YouTu.be.com/canhdoanh, hoặc từ khóa : Nhớ về cội nguồn tộc Dương, Linh Thông, Huống Thượng, Đồng Hỉ, Thái Nguyên .
  Huyền tôn tộc Dương, xóm Thông, Huống Thượng, Đồng Hỉ, Thái Nguyên, Việt Nam . 
     Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 9 năm 2012 ( ngày 20 năm Nhâm Thìn ) .