Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Xã Huống Thượng-Những người con quang vinh

8/ Những người con quang vinh

Category: Giáo dục nhân văn, Tag: Huống Thượng Quê Hương Tôi_Nh
10/30/2012 08:09 am
   Gia tài của Bố-Những người con quang vinh
   Mở đầu cho kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đất nước với hai nhiệm vụ, hai chiến lược, những con người xã Huống Thượng chuyển sang giai đoạn mới.
   Vấn đề cho kế hoạch giáo dục phổ thông: Phổ cập cấp I, giáo viên thiếu, tỉnh huyện bổ nhiệm thêm giáo viên dân lập, hưởng quỹ của tỉnh do ty giáo dục đảm nhiệm. Trường cấp I do ông Trần Tương Như làm hiệu trưởng, có các giáo viên : Ông Uy, ông Tình, ông Nguyên, ông Bình, ông Thâm, ông Vinh, ông Khánh, ông Lượng, ông Bẩy, cô Thái, cô Liễu, cô Tư, cô Phương, cô Lê, cô Truyền. Trường có 15 lớp với 500 học sinh. Các giáo viên chia thành các khối lớp 1, 2, 3, 4, có các hoạt động thi đua cá nhân, kết nghĩa thi đua trong các cụm trường hoặc các trường tỉnh này với tỉnh kia. Học tập trong xã phát triển, ty giáo dục Thái Nguyên cho phép mở trường cấp II phổ thông, cử ông Phạm Văn Tường làm Hiệu Trưởng, có các giáo viên như: Ông Đảng, ông Du, ông Long, ông Hùng, ông Nghĩa, cô Sáng. Năm học 1964-1965 đã có 2 lớp 5, 2 lớp 6, 1 lớp 7 với 190 học sinh. Ban đầu là những ngôi trường bằng tranh tre nứa lá gỗ rạ. Sau được cấp trên chi tiền xây 4 phòng học bằng gạch, lợp ngói, chủ tịch xã là ông Nguyễn Cao Kỳ, kế hoạch tỉnh là ông Khê theo dõi cấp tiền. Hoạt động của trường theo mô hình học tập trường Bắc Lý ( Hà Nam ), có vườn địa lý, có vườn sinh vật, có phòng thí nghiệm sinh, hóa, lý, sân thể dục, hố nhảy xa, xà đơn, xà kép...bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ...để thày và trò hoạt động dạy và học, thực hành vui chơi giải trí. Mô hình này được huyện ủy ( Ông Thơ ), ban hành chính huyện ( Ông Điền ) rất quan tâm. Trường có phong trào thày dạy tốt, trò học giỏi, điển hình có thày : Lã Quý Đảng, học sinh có đội chuyên văn, đội chuyên toán, cá nhân được giải phong trào thể dục, thể thao như học sinh Nguyễn Thị Khương xóm Bầu-Chám về bơi lội. Nhìn chung qua các phong trào thi đua dạy và học, trao đổi kinh nghiệm công tác, trường phổ thông cấp I và cấp II xã Đồng Tiến ( Huống Thượng ) đạt kết quả tốt. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1961-1965 ), trong tổng kết đánh giá cấp Huyện, trường hoạt động đạt mức khá và giỏi.
   Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ hai ( 1966-1970 ), các hợp tác xã ( HTX ) từ xóm nhỏ hợp nhất lại thành HTX cấp lớn, phát triển chuyên sâu các dịch vụ, các loại hình văn hóa, văn nghệ hoạt động mạnh, trong ngày hội đón thư khen của chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã tổ chức đội múa Lân Sư, ông Mây múa, ông Khay cầm đuôi, ông Thơ Điển đánh côn, ông Sen Ao múa kiếm làm ngày hội tưng bừng náo nhiệt.
   Giáo dục phổ thông, giáo dục phổ cập ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh. Từ năm 1966 đến 1969 học sinh lên tới 560, với 16 lớp, hiệu trưởng là ông Vũ Sinh Hương, các giáo viên như : Ông Uy, ông Tình, ông Viết, cô Lê, cô Chấn, cô Chi, cô Hiền, cô Cúc, cô Mai, cô Thiệp, cô Thư, cô Nhạn, cô Giá, cô Giảng, cô Lập. Ở cấp II, hiệu trưởng là ông Nguyễn Văn Lô, với các giáo viên : Ông Du, ông Đảng, ông Nghĩa, ông Thìn, ông Sơn, ông Lý, ông Tường, ông Bình, ông Tài, cô Nga, cô Châu, cô Xuân, cô Ngọc Anh. Thời gian này máy bay Mĩ bắn phá Miền Bắc ác liệt, nhà trường phải đào hầm, hào và sơ tán, có khi phải đi học đêm, bằng đèn dầu .
  -Năm học 1969-1970-1971-1972 số học sinh lên tới 620 với 15 lớp, hiệu trưởng là ông Trần Văn Du, các giáo viên như : Cô Nga, cô Nga ( B ), cô Loan, cô Châu, cô Lộc, cô Xuân, cô Lê, cô Chín, cô Thái, cô Cử, ông Lý, ông Đảng, ông Tài, ông Tích, ông Tường, ông Hùng, ông Bình, cô Nga ( 18 gv ). Mặc dù máy bay Mĩ bán phá ngày đêm song thày trò vẫn bám trường, bám lớp dạy và học tốt, thày có : ông Lã Quý Đảng, cô Nguyễn Thị Nga ; Trò có : Nguyễn Thị Lan, Trần Thị Thuận, Đào Văn Khiêm .
   Năm ông Ngô Mạnh Chí làm hiệu trưởng cấp I, học sinh có tới 20 lớp với 780 học sinh. Học sinh miền Hoàng Gia, Na tranh, Đầm cỏ cũng tới học, số giáo viên tăng đông, ông Nghi, ông Hiệp, ông Nguyên, ông Khẩn, ông Nguyên ( B ), cô Mịn, cô Thảo, cô Chi, cô Hiền, cô Dung, cô Năm, cô Tâm, cô Lê, cô Liên, cô Thịnh, cô Nhạn, cô Giảng, cô Lập, cô Hồng, cô Giá, cô Tâm ( 23 gv ). Thày, cô giáo gương mẫu điển hình như : Ngô Thị Dung, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nguyễn Hữu Nghi .
   -----------------------------------------( còn nữa )
   * Những Người đi xây tình yêu, trí tuệ cho đời như những con ong xây tổ . Những người hiểu biết dẫn dắt những người chưa hiểu biết để rồi họ khôn lớn tiếp tục những công việc cho đời, cho con em họ !
   * Dương Đức Cảnh Doanh chỉnh biên từ : ' Gia tài của bố Dương Đức Nguyên, nguyên cán bộ cách mạng giáo dục tỉnh Thái Nguyên và ban nghành các Huyện trong tỉnh )
   * Năm Canh Dần ( 2010 )
             

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét