Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Xã Huống Thượng - Giáo dục -Theo dòng sự kiện

9/ Theo dòng sự kiện

Category: , Tag: Huống Thượng Quê Hương Tôi_Nh
12/07/2012 08:23 am
( Một đất nước thuần nông, một xã thuần nông, nền giáo dục luận lý nho giáo, triết học phương đông =>luận lý phương tây, thuyết phát triển, triết Mac )
Đã khơi dậy cho xã Huống Thượng, huyện Đồng Hỉ, tỉnh Thái Nguyên hình thành một đội ngũ tri thức ngày một phát triển, và ngày càng lớn mạnh .
  Theo dòng sự kiện là tiếp cho câu chuyện : Giáo dục của xã Huống Thượng .
  Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến tranh Việt Nam chấm dứt, đất nước Việt Nam độc lập, thống nhất, nhân dân hai miền xum họp một nhà . Giáo dục xã Huống Thượng tiếp bước, chuyển sang giai đoạn mới, từ năm 1975-1981, riêng cấp I đã lên tới 18 lớp học với 740 học sinh, thày, cô giáo có :Ông Nghi, ông Hiệp, ông Nguyên, cô Mịn, cô Hồng, cô Chấn, cô Dung, cô Mai, cô Nhạn, cô Lê, cô Nhâm, cô Thuyết, cô Lịch, cô Năm. Cấp II có 10 lớp với 410 học sinh, các thày, cô giáo như : Ông Tú, cô Thúy, cô Bình, cô Tơ, cô Uyên, cô Tâm, ông Lữ, cô Loan, cô Lộc, cô Sơn, cô Khánh, cô Xuân, cô Thịnh, cô Liên, cô Hương, cô Yến, cô Thủy, cô Hòa, ông Khang ( 19 giáo viên ), trường lớp Huống Thượng đã phát triển tới 28 lớp với 1150 học sinh, cơ sở vật chất cũng được tăng thêm, 10 phòng học được xây chắc chắn bằng gạch ngói .Cấp I có 19 lớp với 750 học sinh, giáo viên có ông Nghi, cô Hiền, cô Vân, cô Sơn, cô Thiệp, cô Thư, cô Nhạn, cô Giá, cô Hồng, cô Dung, cô Thái, cô Phương, cô Nên, cô Yến, cô Thảo, cô Lịch, cô Giảng, cô Lập, cô Xuân, cô Mùi . Cấp II có 10 lớp với 428 học sinh, giáo viên như : ông Bình, ông Tú, cô Lộc, cô Lan, ông Lữ, cô Tuyết, cô Hòa, cô Thịnh, cô Uyên, cô Yến, cô Nga, cô Hòa ( B ), cô Bình, ông Hợp, cô Tryền, cô Ngọc, cô Liên, cô Thúy .
  Giáo dục xã Huống Thượng lớn mạnh, tới năm 1985-1986 có 29 lớp với 1178 học sinh . Những năm học tiếp theo này, kinh tế có khó khăn, phần nào ảnh hưởng tới tinh thần dạy và học . Năm học 1986-1991 có tới hai hiệu trưởng : Ông Đảo; Ông Giảng, tới năm 1992-1993 cô Thúy được cấp trên cử làm hiệu trưởng, cô tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, xây dựng thêm được 2 nhà ngói mới, có 4 phòng học, đủ cho 422 học sinh, 22 thày, cô giáo như : Cô Hòa, cô Bình ( B ), cô Tuyết, cô Lan, cô Ngọc, cô Hậu, cô Bình, cô Liên ( A ), cô Bằng, cô Nga, cô Liên ( B ), cô Phương, cô Phong, cô Thanh, cô Liên ( C ), cô Thúy, cô Hồng, cô Lạng, cô Hường, cô Tĩnh .Thời gian này nhà trường có sự chuyển dịch mạnh mẽ, học sinh đi thi học sinh giỏi cấp Huyện, giáo viên bình xét dạy giỏi như : Cô Đặng Thị Tuyết, Phan Bích Nga, Trần Kim Bằng, Nguyễn Thị Liên, Lê Kim Thanh, Dương Thị Hòa, Lê Trinh Yến . Ở cấp I có cô : Nguyễn Thị Nên, Nguyễn Thị Sơn, Nguyễn Thanh Hằng, Trần Thị Định .
  Năm học 1993-1994, khối cấp I, II tách riêng, hoạt động độc lập, và đống thời cùng với sự hoạt động của khối mẫu giáo dần hình thành, tạo nên hệ thống trường học từ nhỏ tới lớn . Đến nay trên 60 năm ( 1945-2008 ), nhân dân xã Huống Thượng, từ nhóm học tập, phong trào bảo nhau đi học, phong trào nâng cao tri thức, nâng cao đội ngũ cốt cán các thày giáo, cô giáo, học sinh tích cực tham gia học tập, dưới sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, xã Huống Thượng đã có hệ thống trường lớp học tổ chức chặt chẽ : Trường mầm non, mẫu giáo ; Trường tiểu học phổ thông ; Trường trung học cơ sở và các hội tri thức khoa học hoạt động, trao đổi kiến thức nghề nghiệp nhằm tăng hiệu suất lao động . Đời sống vật chất, tinh thần nhân dân trong xã ngày một nâng cao . 
  Từ tư liệu : ' Gia tài của bố - Dương Đức Nguyên, nguyên là cán bộ giáo dục cách mạng của ty giáo dục Thái Ngyên .
  Chỉnh biên : Dương Đức Cảnh Doanh , huyền huyền tôn tộc Dương, xã Huống Thượng .
  Năm Canh Dần ( 2010 )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét