Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Gia phả tộc Dương - Ông Tự Phúc Luân

Cội nguồn tộc Dương-tổ đời thứ 4-Tự Phúc Luân

Category: , Tag: Nhớ về cội nguồn tộc DươngÔn
12/15/2011 08:22 am
Ông Tự Phúc Luân
      Ông là tổ đời thứ 4 tộc Dương (1770-1840) trên đất Linh Thông. Ông sinh thời vua Hiển Tôn (1740-1786), vua Mẫn Đế (1786-1788), phủ chúa là Trịnh Sâm (1767-1782), Trịnh Cán (1782), Trịnh Khải (1782-1786), Trịnh Bồng (1786-1787), Nguyễn Huệ ( 1788-1792), Quang Toản ( 1792-1802), Gia Long ( 1802-1819), Minh Mạng (1820-1840). Giai đoạn lịch sử bước vào thời kỳ phân liệt, phủ chúa vua quan bất hòa, hiềm thù, đố kỵ lẫn nhau, ngoài phủ khắp nơi Bắc-Trung-Nam các phe phái nổi lên, chiến tranh, cướp phá, hà hiếp lẫn nhau. Ông mất ngày :26 tháng 4 âm. Mộ ở gò chè ông tổng Sâm ( tổng Thảo), nay là gò chè ông Lưu-Do, hướng nhìn qua vườn nhà ông Dương Đức Uyên (con : ông Lễ) xuống Cầu Giai.
     Ông hạng thổ hào hương tổng đất Linh Thông, tổng Huống Thượng. Người đời lúc đó thường gọi mấy ông cai đội trong vùng : Cai Tổng Bành, Cai Tổng Luân, Cai Tổng Vàng, Đội Cúc ( Dương Đình Cúc), lịch sử có chuyện ghi về ông Đội Cúc. Ông cùng con cháu tam, tứ, ngũ đại đồng đường tạo dựng nên làng xóm. Hai chi mạnh nhất là chi ông Hòa và chi ông Hành ( họ bên bà Móm ). Ông Tự Trực Hành có trồng cây đa xóm hồ, mọc rất cao to, xanh tốt, tuổi ngang tầm cây đa xóm Đính, cây si cửa đình, giai đoạn này các chòm, xóm ở làng Đông làm ăn khấm khá, rừng gỗ, tre, ngà, ngẹ, vầu, nứa, trám đen, chè, mật ong , tôm, cá trong ao hồ phong phú, nhựa trám bán cho người đồng Mô ( Mỗ) làm hương đen có tiếng  xứ Thái, người đất Linh Thông mua đốt trở thành tục lệ trong ngày rằm tháng lẻ thắp nén nhang đen có mùi thơm đặc trưng riêng cho vùng quê mình. Chiến tranh đến đất Linh Thông, tổng Huống Thượng, mọi người bỏ làng lui sâu vào rừng, xa lánh đi nơi khác. Tộc Dương  lên đất Lịch Sơn, Ma Hiên, Vũ Nhan  thời gian khá lâu, một số bà con gái lấy chồng ở trên đó, sau này không về nữa, con cháu người nhà ông tổng Bành trong làng Mế cũng vậy. Việc cúng bái đình, chùa, nghè thời gian này bị xao lãng, không người trông coi, chăm sóc.
     Ông có hai vợ:
     Vợ Cả (1) Hiệu Mỹ Thành ( sinh cùng thời), mất ngày mồng 7( bẩy) tháng 5 ( năm ) âm. Mộ gò đá thần, nhìn xuôi cầu Giai, bà mất sớm, có con với ông là : Tự Phúc Đàn (1794-1864). Thời gian sau ông có nhận một bà người Nghinh ( Nghênh ) Tiên , chợ Lồ mạn Đa Phúc, Kim Anh làm vợ ( 2), ( chú thêm : thôn Nghinh Tiên-chợ Lồ, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc ), với câu chuyện kể rằng bà bỏ nhà đi tìm chồng nơi xứ Lạng, khi đi qua đất Linh Thông được ông cai Tổng giữ lại, chăm lo cho mẹ tròn con vuông, dân làng thường gọi bà Cai Thanh Trử ( Thành Trử ), bởi bà sinh ông Tự Trực Trử , và một người con gái. Bà mất ngày mồng 1 (một ), tháng 7( bảy) âm , mộ  chi nhà ông Dưỡng ( Phụng, Ảnh, Nga, Nghê ( Thiệp), Ngâm, Thơ), huyền tôn : Hiển ,Vinh quản.
     Tư liệu truyền khẩu, bút tích trên lá nhãn khô, giấy gió, giấy sản xuất thời thuộc Pháp biết được có vậy thôi.
Dương Đức Cảnh Doanh biên tập
               

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét